logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

CPI là gì? Tầm ảnh hưởng của chỉ số CPI lên thị trường crypto

-24/07/2024

Nếu là một nhà đầu tư lâu năm, đã khi kinh qua hàng loạt những biến cố lớn nhỏ của thị trường Crypto, ắt hẳn phải ít nhất một lần chúng ta nghe hoặc biết đến CPI. Chỉ số này không những quan trọng với các nhà làm kinh tế, các chính trị gia mà nó còn mang một sức ảnh hưởng không hề nhỏ đối với thị trường vi mô này. Vậy CPI là gì và tầm ảnh hưởng của nó lên thị trường tiền mã hoá là gì? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

CPI là gì? Tầm ảnh hưởng của chỉ số CPI lên thị trường Crypto

Chỉ số CPI là gì?

Customer Prices Index (CPI) là chỉ số được tin dùng hàng đầu khi các nhà lập pháp, kinh tế muốn đo lường hoặc dự báo mức độ lạm phát trong một khoảng thời gian nhất định. Lý do vô cùng đơn giản bởi CPI cung cấp cho người dùng một con số cụ thể của các rổ hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định. 

Đối với những quốc gia có các cơ quan hành pháp riêng biệt và nền kinh tế lớn như Mỹ, CPI có thể được xem là chỉ số quan trọng bật nhất. Bởi lẽ, CPI sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá USD và từ đó tác động lên mức độ lạm phát. Vì thế, trong các đề xuất liên quan đến kinh tế của các nhà lập pháp, CPI thường được đề cập rất nhiều, chủ yếu để dự báo hoặc cảnh báo các viễn cảnh liên quan đến lạm phát.

CPI không những cung cấp thông tin về sự thay đổi của giá cả chung trong nền kinh tế mà còn đóng vai trò cảnh báo sự biến động của giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Không những thế, khi nhìn vào CPI, các nhà kinh tế có thể đưa ra những đánh giá chung về độ hiệu quả của chính sách kinh tế. Khi CPI tăng, nghĩa là mức giá trung bình tăng và ngược lại.

Bên cạnh đó, CPI còn đóng vai trò tham khảo trong các quyết sách kinh tế của một quốc gia. Bằng việc nắm bắt sự biến động của giá cả, chính phủ có thể áp dụng biện pháp điều chỉnh và đề xuất chính sách kinh tế nhằm giảm các rủi ro như nguy cơ lạm phát cao hoặc khủng hoảng kinh tế tiềm tàng.

CPI thường được theo dõi song song với chỉ số tăng trưởng GDP vì tiêu dùng đóng góp quan trọng vào GDP. CPI cũng được sử dụng để đánh giá sức mua của đồng tiền. Khi mức giá tăng, giá trị của tiền giảm, và người dân thường tìm cách tích lũy tài sản như vàng hoặc ngoại tệ để bảo vệ giá trị của tài sản của mình.

Mối liên hệ giữa CPI và lạm phát

Trước khi đề cập đến mối liên hệ này hãy nhìn qua công thức để tính lạm phát dưới đây:

Chỉ số lạm phát = [(CPI 2 - CPI 1)/CPI 1]*100

Theo công thức trên chúng ta có thể khẳng định một điều rằng chỉ số CPI có tác động trực tiếp đến lạm phát. Trong khi đó, lạm phát về bản chất chính là sự thể hiện rõ rệt của sức mạnh đồng tiền quốc gia với giá cả chung của hàng hoá, nếu lạm phát tăng thì đồng nghĩa với việc người dân phải bỏ nhiều tiền hơn để mua được hàng hoá. Từ đó, chúng ta có thể hiểu được vì sao các quốc gia lại vô cùng nhạy cảm với lạm phát và luôn đưa ra các biện pháp để kịp thời cứu lấy nền kinh tế khi lạm phát tăng cao. 

Xác định lạm phát và giảm phát thông qua CPI

Thông qua mối liên hệ giữa hai chỉ số trên, chúng ta có thể kết luận một vài điểm như sau:

  • Nếu kết quả CPI tính ra là dương và cao hơn tháng/năm trước tức là CPI đã tăng dẫn đến lạm phát.

  • Nếu kết quả CPI tính ra là âm tức CPI đã giảm và thấp hớn tháng/năm trước từ đó dẫn đến giảm phát.

Cách tính chỉ số CPI 

Để tính được chỉ số CPI chúng ta cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định các mặt hàng mà đại đa số người dân thường mua.

Bước 2: Lấy thông tin về giá của từng mặt hàng trong mà người dân mua trong năm.

Bước 3: Tính toán chi phí tổng của từng mặt hàng bằng cách nhân số lượng của mỗi sản phẩm với giá cả tương ứng, sau đó cộng tổng chi phí của tất cả các sản phẩm lại với nhau.

Bước 4: Chọn một năm cơ sở nhất định để làm năm gốc.

Ráp tất cả các chỉ số vào công thức sau để tính được CPI của một năm.

CPI = (Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ /Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở) x 100

Ví dụ: Giả sử chúng ta muốn tính CPI năm 2022 và trong năm đó thị trường chỉ sử dụng hai mặt hàng là Cam và Táo. Năm cơ sở được chọn là 2021 thì phép tính CPI như sau:

  • Năm 2021, người dân sử dụng hết 1 triệu trái cam với giá 3.000 VNĐ/ 1 trái cam (Chỉ tiêu: 3 tỷ VNĐ) và 2 triệu trái táo với giá 7.000 VNĐ/ 1 trái táo (Chỉ tiêu: 14 tỷ VNĐ)  thì CPI năm 2021 là:

CPI năm 2021 = [(3 tỷ+14 tỷ)/(3 tỷ+14 tỷ)] *100 = 100.000

  • Năm 2022, người dân sử dụng hết 1 triệu trái cam với giá 4.000 VNĐ/ 1 trái cam (Chỉ tiêu: 4 tỷ VNĐ) và 2 triệu trái táo với giá 6.000 VNĐ/ 1 trái táo (Chỉ tiêu: 12 tỷ VNĐ)  thì CPI năm 2022 là:

CPI năm 2022 = [(4 tỷ+12 tỷ)/(3 tỷ+14 tỷ)]*100 = 94.117

Tầm ảnh hưởng của CPI đến các thị trường 

Tầm ảnh hưởng của CPI đến thị trường tiền mã hoá

Khi đề cập mức độ ảnh hưởng của CPI đến thị trường tiền mã hóa cụ thể là giá của Bitcoin thì nhiều giả thuyết đã được đặt ra nhằm dự đoán, đầu cơ hoặc đầu tư. Tuy nhiên, tính đến hiện tại, thị trường luôn sử dụng ba kịch bản chính sau đây trước mỗi kỳ thông báo CPI của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED). Tuy nhiên trước khi đi sâu vào ba kịch bản này thì người dùng cần hiểu được rằng, trước công bố của FED, chỉ số CPI sẽ được dự báo và dự báo này sẽ được dùng như một thước đo để dự báo chuyển động dòng tiền.

1. CPI thấp hơn dự đoán nhưng thị trường không có cơ sở để tin FED sẽ tăng lãi suất

Lúc này đường giá của BTC sẽ có xu hướng tăng mặc cho việc thị trường không có một cơ sở nào để tin rằng FED sẽ tăng lãi suất. Kịch bản này đã diễn ra trong quá khứ, cụ thể là CPI tháng 11/2022. Lúc này CPI tăng lên X% nhưng thấp hơn mức kỳ vọng của thị trường, giá BTC vẫn tăng dù CPI thực tế thấp hơn kỳ vọng.

2. CPI thực tế cao hơn dự đoán

Kịch bản lúc này sẽ rõ ràng hơn hoàn toàn khi FED có đủ cơ sở để hút dòng tiền ra khỏi thị trường tiền Crypto thông qua công cụ tăng lãi suất. Từ đó các nến đỏ sẽ xuất hiện và giá BTC sẽ giảm khá sâu.

3. CPI thấp hơn rất nhiều so với dự đoán

Hiện trạng của BTC lúc này lại có phần tươi tắn hơn hẳn khi FED giữ nguyên hoặc chỉ giảm lãi suất đi một ít. Tâm lý hứng khởi kèm theo thông tin là những yếu tố khiến dòng tiền quay trở lại thị trường, điều này rất dễ nhận thấy thông qua sự tăng giá của BTC.

Tóm lại, chỉ số CPI sẽ có những tác động gián tiếp lên giá của BTC, trong khi đó, thị trường tiền mã hoá lại có xu hướng tăng giảm theo giá của BTC. Từ đó, chúng ta có thể kết luận rằng giá CPI sẽ tác động lên thị trường tiền mã hoá thông qua các thông báo của FED về lãi suất.

Tầm ảnh hưởng của CPI đến thị trường Forex

Dữ liệu CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và theo dõi mức độ lạm phát, ảnh hưởng đáng kể đến chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Trong khi đó, hiệu suất kinh doanh của các công ty lớn lại đa phần tồn tại dựa vào số tiền mà các công ty này vay được từ ngân hàng trung ương. Và lúc này, thị trường Forex sẽ vô cùng sôi động với các đợt tăng giảm mạnh mẽ của các cổ phiếu lớn.

Thường thì khi mức lạm phát tăng cao hoặc có khả năng tăng cao, ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất chuẩn để kiềm chế sự gia tăng của lạm phát và ổn định nền kinh tế. Lãi suất cao hơn có thể làm tăng giá trị tiền tệ của quốc gia tương ứng. Ngược lại, các quốc gia có lãi suất thấp thường có tiền tệ yếu hơn.

Bên cạnh đó, dữ liệu CPI cũng là một chỉ số hữu ích để đánh giá hiệu quả của chính sách kinh tế của chính phủ trong việc đáp ứng với tình hình kinh tế trong nước. Những yếu tố này cũng được các nhà giao dịch ngoại hối xem xét khi đánh giá khả năng biến động của tiền tệ và đưa ra quyết định giao dịch.

Những hạn chế của CPI

Tuy được sử dụng và tin dùng một cách rộng rãi nhưng CPI lại có một số hạn chế nhất định như sau:

  • Không phản ánh được độ giao động trong cán cân xuất nhập khẩu: tuy được sử dụng rộng rãi và được sử dụng trên phạm vi đất nước nhưng CPI lại không thể phản ánh sự tăng, giảm các sản phẩm xuất nhập khẩu. Thứ vốn có thể ảnh hưởng mạnh lên CPI.

  • Không phản ánh khả năng sản xuất của một đất nước: dù là một chỉ số phản ánh giá, nhưng CPI không thật sự thể hiện được chất lượng sản phẩm mà quốc gia sản xuất. Dù chất lượng sản phẩm có thể tăng nhưng dưới sự ảnh hưởng của việc bình ổn giá thị giá vẫn sẽ đứng yên.

  • Không thể hiện được sự khác biệt giữa các nhóm dân số: hạn chế của CPI đó chính là việc nó chỉ thể hiện trung bình giá. Vì thế chỉ số này không thể hiện được sức mua giữa hai tầng lớp giàu và nghèo.

Tổng kết

Hy vọng với bài viết trên, Coin68 đã giúp người dùng hiểu rõ hơn về CPI và những ảnh hưởng của nó đến thị trường Crypto. Chỉ số CPI là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đo lường mức độ lạm phát trong một nền kinh tế. Do đó, việc theo dõi và đánh giá CPI là cực kỳ quan trọng để hiểu tình hình kinh tế và dự đoán xu hướng lạm phát.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư, Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định nào của các bạn.
-24/07/2024
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68