logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

CowSwap – Đi tìm “bò” chứ đừng tìm “sữa”

-11/11/2021

Từ ngày Uniswap V3 ra mắt mô hình tập trung thanh khoản (concentrated liquidity), khá nhiều vấn đề phát sinh và đã cho ra đời nhiều giải pháp để khắc phục điểm yếu của mô hình mới này. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về CowSwap giải pháp cho vấn đề MEV của Uniswap V3, để xem có những cơ hội nào đang chờ đợi đối với ý tưởng sản phẩm mới này không nhé!

CowSwap - Đi tìm CowSwap – Đi tìm “bò” chứ đừng tìm “sữa”

MEV là gì?

MEV (hay Miner-Extractable Value) là những khoảng giá trị bị chênh lệch, từ đó tạo ra cơ hội để các Miner có thể trục lợi từ chính người dùng thực hiện giao dịch. Các dạng MEV thì mình có đề cập trong bài dưới đây.

> Xem thêm: MEV (Miner-Extractable Value) là gì?

Lưu ý, khái niệm MEV khá thiên về kỹ thuật và khó hiểu, do đó hãy đảm bảo bạn đã đọc bài viết được đính kèm ở trên, hiểu được khái niệm rồi hẵn tiếp tục phần còn lại của bài viết này nhé!

Vấn đề CowSwap giải quyết

Như đã đề cập ở trên, MEV là một vấn đề hết sức nhức nhối, đặc biệt là trên hệ sinh thái Ethereum. Nhiều người dùng sau khi giao dịch thì không để ý lắm, tuy nhiên một phần “giá trị” dưới dạng số lượng token của họ đã bị bòn rút.

Thống kê CowSwap công bố trên Website cho biết, thiệt hại từ MEV trên hệ Ethereum đã gần cán mốc 800 triệu USD.

CowSwap sinh ra để giảm thiểu vấn nạn MEX này. Ngoài ra, CowSwap còn giảm rủi ro phải trả phí xác thực mà giao dịch lại không được thực hiện.

Giải pháp của CowSwap

Đầu tiên, hãy nói về COW. Nhiều người sẽ nghĩ từ này chỉ mang nghĩa là “Con bò sữa”. Tuy nhiên, COW còn là viết tắt của “Coincidence of Wants” – tạm dịch Đồng bộ hoá về nhu cầu. Và đây cũng chính là tư tưởng chủ đạo của mô hình giao dịch CowSwap.

Có 3 đối tượng tham gia vào mô hình này:

  • Đầu tiên thì chắc chắn phải là user, người có nhu cầu swap và giao dịch token.
  • Thứ hai là các bể AMM. Mô hình AMM thì chắc quá quen thuộc với anh em chơi DeFi rồi phải không?
  • Cuối cùng là Solver, đây thường là một bên thứ ba đứng ra để xử lý lệnh của người dùng. Anh em nào thắc mắc về tính “phi tập trung” thì cứ bình tĩnh vì mình sẽ giải thích kỹ hơn ở phần sau.

Nguồn ảnh: Twitter

Khi nhận được lệnh giao dịch từ người dùng, các Solver sẽ ưu tiên thực hiện lệnh theo thứ tự sau:

  • COW – Tức tìm kiếm các lệnh đang khớp giá với yêu cầu của người dùng. Hiểu nôm na sẽ giống mô hình Sổ lệnh Order Book.
  • Nếu mô hình COW không đủ để lấp đầy lệnh giao dịch của người dùng, Solver sẽ tiếp tục tìm kiếm các pool AMM có tỷ giá tốt nhất để xử lý.
  • Cuối cùng, Solver cũng sẽ tính toán phí gas sao cho hợp lý nhất.

Về phía người dùng, thao tác “treo lệnh” (tạo order) sẽ được thực hiện off-chain, đồng nghĩa với việc họ sẽ không tốn phí gas cho hoạt động này.

Tuy nhiên, cần phải nói rõ vấn đề phí ở đây. Người dùng sẽ không tốn phí “treo lệnh”. Solver sẽ chịu trách nhiệm trả trước chi phí, sau đó nếu hoàn thành lệnh với việc “không để xảy ra MEV”, Solver sẽ nhận lại được phí thực hiện giao dịch từ người dùng. Mọi thông tin về phí thì đều được minh bạch trên giao diện, cũng như là trình Explorer của Gnosis.

Solver là những người chuyên nghiệp và có đủ “đồ chơi” như MEV Bot để có thể phòng hộ cho chính họ khỏi việc bị tấn công MEV trong pool AMM.

Với mô hình “thuận mua vừa bán” này, sẽ không có phần giá trị nào dôi ra, từ đó sẽ giải quyết được vấn đề MEV của các pool AMM truyền thống.

Liệu mô hình này có lỗ hổng?

Tất nhiên là có. Nếu không đủ nhiều lệnh được treo, Solver rất khó để thực hiện được các giao dịch “thuận mua vừa bán”, từ đó khiến họ phải rảo quanh các pool AMM, chịu rủi ro MEV mà còn không được nhận phí giao dịch về sau.

Ngoài ra, như đã nói ở trên, các Solver này có thể là điểm nghẽn về tính phi tập trung. Nếu không đủ mạng lưới Solver đông, tạo động lực cạnh tranh lẫn nhau, nhiều khả năng lợi nhuận sẽ không được phân bổ hợp lý trong mạng lưới.

Để thu hút đủ Solver thì cũng phải giải được bài toán về lợi ích. Làm sao để Solver có doanh thu từ phí giao dịch cao hơn những lợi ích khi họ dùng MEV để trục lợi cũng là một vấn đề.

Chiến lược nào là hợp lý?

CowSwap hiện vẫn chưa có token và đang triển khai sản phẩm trên mainnet Ethereum cùng sidechain xDAI. Do đó, tuỳ thuộc vào điều kiện cá nhân, anh nên cân nhắc test qua sản phẩm của dự án để có cơ hội nhận retro. Hướng dẫn test CowSwap thì bọn mình sẽ nhanh chóng làm video để gửi đến anh em.

Tiếp đó là hãy theo dõi Gnosis vì đây là nền tảng cho CowSwap làm bệ phóng để xây dựng. Hiện tại Gnosis vừa có đề xuất mua lại và sáp nhập với xDAI. Vẫn có nhiều quan điểm trái chiều về bước đi này. Về những thống kê hoạt động thì Gnosis vẫn đang có những tăng trưởng khá ổn định.

Cách đây vài ngày thì CowSwap đã cán mốc 1 tỷ USD khối lượng giao dịch. Bên cạnh đó dự án này còn có quan hệ hợp tác với Balancer và được đề cập khá nhiều trong các cộng đồng phát triển sản phẩm của Ethereum.

Tạm kết

Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về CowSwap, mô hình được kì vọng có thể xử lý được vấn đề MEV trên nhiều mạng blockchain hiện tại. Hi vọng là bài viết trên đây mang lại nhiều giá trị cho anh em.

Lưu ý: Mọi nội dung trên đây chỉ mang tính chất thông tin và không được xem là lời khuyên đầu tư.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-11/11/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68