logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Cosmos chính thức đưa ra whitepaper 2.0: Có gì đáng chú ý?

-27/09/2022

Đội ngũ Cosmos vừa tung ra bản whitepaper chính thức với nhiều đề xuất thay đổi cả về mặt công nghệ lẫn tokenomics trên Cosmos Hub. Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về một số điểm đáng chú ý trong bản whitepaper mới này nhé!

Vấn đề của Cosmos

Ở thời điểm hiện tại, Cosmos Hub không đóng góp nhiều giá trị cho sự phát triển của token ATOM. Công dụng chính của ATOM chỉ bao gồm: (i) Staking để làm validators trên Cosmos Hub; (ii) Governance (biểu quyết các vấn đề liên quan tới Cosmos Hub) và (iii) Stakedrop, tức stake token ATOM để nhận airdrop token từ một blockchain mới được xây trên Cosmos, tuy nhiên điều này sẽ giống như một phương thức marketing của các dự án mới hơn là một cơ chế sử dụng thực sự đem lại giá trị cho ATOM.

Hơn nữa, về căn bản thì tất cả các dự án đều có thể sao chép và thực hiện toàn bộ phần code nền tảng của Cosmos rồi thêm thắt một vài tính năng mới để tạo ra một blockchain mới cho riêng mình, theo lời của Billy Rennekamp, hiện đang giữ vai trò Product Lead tại Cosmos Hub, chia sẻ, mà không cần dùng tới token ATOM. Các blockchain mới này sẽ có token riêng được sử dụng làm phí giao dịch khi người dùng sử dụng các ứng dụng trên nền tảng của họ và một lần nữa, vai trò của token ATOM đối với các nền tảng này gần như bằng không.

Những điểm đáng chú ý được đề xuất trong whitepaper 2.0 của Cosmos

a. Về cơ sở hạ tầng

Trong phiên bản whitepaper 2.0 này, đội ngũ Cosmos đã giới thiệu thêm hai lớp chức năng của Cosmos Hub: Interchain Scheduler và Interchain Allocator.

Interchain Scheduler sẽ thị trường block space xuyên chuỗi để giải quyết vấn đề MEV (miner-extractable value).

Cosmos Interchain Scheduler
Thị trường blockspace trên Cosmos dưới sự điều phối của Interchain Scheduler

Giống như Ethereum, MEV trên Cosmos cũng có một thị trường riêng (ngoài chuỗi blockchain) để phục vụ mục đích gửi giao dịch lên blockchain chính. Đây là một thị trường khá hấp dẫn bởi những người tham gia thị trường này thường là các cá nhân có năng lực ngăn chặn việc giao dịch nội gián, front-running, hoặc tổng hợp (bundle) các giao dịch lại với nhau để giảm chi phí xử lý. Hấp dẫn là vậy nhưng thị trường này cũng đứng trước nguy cơ bị tập trung hóa (vì các validators sẽ giao tiếp với nhau bên ngoài chuỗi blockchain) và hơn hết, nó còn gây thất thoát danh thu cho chính dự án và cho các hodlers. Chính vì thế, Interchain Scheduler được tạo ra để việc thay đổi thứ tự giao dịch và tối đa hóa khối lượng tài sản của một số cá nhân được diễn ra công khai và minh bạch ngay trên chính blockchain của Cosmos.

Về Interchain Allocator, lớp chức năng này sẽ bao gồm hai thành phần chính:

  • Covenant (khế ước): Một dự án sẽ thiết lập khế ước, định ra các tham số và sung quỹ theo đúng tham số ấy. Nếu bên còn lại có vấn đề với các tham số đã được đặt ra thì họ có thể lập nên một khế ước mới với các tham số mới. Quy trình này sẽ liên tục được lặp lại cho đến khi cả hai bên đều đồng ý với các thỏa thuận đã đặt ra và không có thay đổi gì thêm
  • Rebalancer: Đây là công cụ thực thi các chiến lược phân bổ vốn bằng cách tự động mua hoặc bán tài sản dựa trên những quy tắc đã đặt ra ban đầu nhằm giúp danh mục tài sản hiện tại được phân bổ theo đúng danh mục tài sản mong muốn

Xem thêm: Interchain là gì?

Covenant (khế ước) và rebalancer sẽ là hai công cụ đắc lực cho phép các dự án thiết lập quan hệ đối tác thông qua việc nắm giữ token quản trị của nhau, từ đó giúp những dự án mới trên Cosmos thu hút người dùng và thanh khoản dễ dàng hơn, đồng thời cũng nâng cao sự gắn bó lâu dài giữa hai bên.

Cosmos Interchain Allocator
Mô hình hoạt động của Interchain Allocator với một bản khế ước đứng giữa để đảm bảo lợi ích hài hòa giữa hai bên hợp tác

Một số ứng dụng tiềm năng của Interchain Allocator bao gồm:

  • Thành lập nên Allocator DAOs với những mục tiêu hoạt động khác nhau nhằm cải thiện việc sử dụng ngân quỹ của Cosmos Hub
  • Liquidity-as-a-Service: Một khế ước có thể được lập nên để sử dụng ATOM làm đòn bẩy thu hút thanh khoản cho token của một dự án mới
  • Cho vay dưới chuẩn (under-collateralized financing, tức tài sản thế chấp có giá trị thấp hơn khoản cho vay) giữa các nền tảng blockchain khác nhau (tuy nhiên, trong whitepaper cũng có nói rằng “nếu bên giao thức đi vay không thể trả nợ, họ có thể in thêm token của chính mình để bù lại phần lỗ” (!), tức là vấn đề sẽ càng trầm trọng hơn khi bên đi vay buộc phải bán số tokens này đi để khôi phục khoản nợ)
  • Đổ vốn vào các dự án về giao dịch để cải thiện vấn đề thanh khoản và giảm thiểu nguy cơ vỡ nợ, từ đó cũng cải thiện được “sức khỏe” của toàn bộ hệ thống

b. Về tokenomics

Trái với những suy đoán trước đó, không có một cơ chế đốt ATOM nào được đưa ra. Thay vào đó, đội ngũ Cosmos giới thiệu một cơ chế in ra ATOM mới nhằm cân bằng việc thúc đẩy các hợp tác xuyên chuỗi với việc đảm bảo an ninh cho hệ thống (thông qua tỉ lệ ATOM tối ưu cần được stake bởi các validators). Chính sách tiền tệ mới này sẽ có hai giai đoạn: giai đoạn chuyển đổi và giai đoạn bền vững. Trong 9 tháng đầu của giai đoạn chuyển đổi, số lượng ATOM được in ra sẽ liên tục tăng (với 10 triệu ATOM được in mỗi tháng) để bơm đủ vốn cho ngân quỹ mới của Cosmos Hub và sẽ giảm dần trong 27 tháng tiếp theo cho tới giai đoạn bền vững khi 300,000 ATOM được in ra mỗi tháng.

New ATOM issuance
Sơ đồ lạm phát mới của ATOM

Sau khi có sự xuất hiện của Interchain Security, một phần phí giao dịch từ các chains được xây dựng trên Cosmos (gọi là consumer chains) sẽ được gửi về cho Cosmos Hub để trả cho các validators, delegators và Community Pool vì đã giúp bảo mật hệ thống các consumer chains này.

Cosmos fees mechanism 2.0
Mô hình thu và phân bổ phí trên Cosmos

Đáng chú ý, cơ chế mới này sẽ bao gồm một danh sách các tokens được chấp thuận để dùng làm phí giao dịch và đồng thời, một mức phí tối thiểu cũng sẽ được đưa ra bởi ban quản trị của Cosmos Hub. Ban quản trị cũng sẽ đưa ra quyết định về việc quy đổi các tokens thu được từ phí giao dịch sang một loại tiền tệ nhất định như ATOM hoặc stablecoins trước khi phân bổ về cho validators, delegators và community pool.

Kết

Như vậy, có thể thấy, mục đích của những đổi mới được giới thiệu trong Cosmos whitepaper 2.0 vẫn xoay quanh việc gắn kết các blockchains được xây dựng trên Cosmos nhiều hơn là tạo thêm giá trị cho token ATOM – một vấn đề vốn gây tranh cãi khá lớn trong cộng đồng Cosmos. Tuy nhiên, một số ứng dụng từ các thay đổi này mà đội ngũ Cosmos đưa ra trong whitepaper vẫn cần được xem lại và thảo luận kĩ hơn để tránh những sự cố và rủi ro đáng tiếc xảy ra cho nền kinh tế khổng lồ này trong tương lai.

Coin68 tổng hợp

-27/09/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68