Dù thích hay ghét thì bạn cũng không thể nào lờ đi Tether được. Cái bóng của đòng tiền này vẫn là quá lớn đối với cộng đồng tiền điện tử, là nơi tránh bão cho trader trong mùa biển động, cung cấp dòng tiền và đóng vai trò rổ “hứng” gạch đá của các nhà phê bình, những người tin rằng USDT là chất xúc tác cho Bitcoin. Trong năm qua, một loạt các stablecoin mới đã tham gia vào thị trường, với tham vọng trở thành đối thủ cạnh tranh nhằm lật đổ và cung cấp một lựa chọn khác được kiểm toán đầy đủ và minh bạch hơn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, không đồng tiền nào trong số này có thể tiệm cận đến đẳng cấp của Tether.
- Anh em tỉ phú Winklevoss: “Tứ đại gia” FANG sau 2 năm nữa kiểu gì cũng sẽ phát triển đồng tiền điện tử riêng
- Chính quyền New York tuyên bố có bằng chứng cho thấy Bitfinex và Tether hoạt động tại thành phố đến tận năm 2018
Số lượng nhiều nhưng chất lượng chẳng bao nhiêu
Stablecoin đã thu hút ít sự chú ý hơn trong năm 2019 này vì thị trường tiền điện tử được hồi sinh đã khiến các nhà nhà đầu tư có ít lý do để đầu tư vào chúng hơn. Năm ngoái, gần như cứ mỗi tháng chúng ta lại thấy những đồng stablecoin mới, nhưng xu hướng đó đã chậm lại một cách rõ rệt vào thời gian gần đây. Tính đến thời điểm viết bài, stable coin mới nhất và được biết đến rộng rãi lại là một stablecoin neo giá vào… băng vệ sinh.
Xem thêm: Binance Charity phát hành stablecoin Pink Care Token; nhằm nâng cao sức khỏe cho phụ nữ vào “ngày ấy”
Ngay cả trong thời điểm mà mọi sóng gió bủa vây, khối lượng giao dịch của Tether vẫn quá lớn so với tất cả đối thủ của nó cộng lại. Mặc dù chỉ là đồng tiền điện tử lớn thứ tám tính theo vốn hóa thị trường, USDT lại có khối lượng giao dịch cao thứ hai chỉ sau BTC, với trung bình 35 tỷ đô la được mua bán mỗi ngày. Đối thủ cạnh tranh gần nhất tiếp theo, USDC, chỉ chiếm 1/10 khối lượng USDT.
Sự trỗi dậy và suy tàn của những kẻ thách thức Tether
Một trong những đối thủ chịu thiệt hại lớn nhất trong cuộc chiến stablecoin là Gemini Dollar (GUSD). Vào thời kỳ đỉnh cao, vốn hóa thị trường của đồng stablecoin này đã chạm mức 103 triệu đô la, nhưng hôm nay đã giảm xuống chỉ còn 12,5 triệu đô la. Các stablecoin top đầu khác cũng có một xu hướng tương tự, với tổng số token lưu hành của Paxos, Stably và USDC đều giảm trong năm nay. Chỉ có duy nhất một đồng stablecoin đi ngược lại xu hướng này, và dĩ nhiên, đó là tether, với vốn hóa hiện tại ở mức gần 4 tỷ USD.
Một cách dễ hiểu, USDT là đối với stablecoins cũng như BTC là gì đối với các altcoin, nhưng trong khi sự thống trị của Bitcoin đối với thị trường tiền điện tử là 62%, thì tether đang chiếm 98% tổng khối lượng stablecoin. Dĩ nhiên, những lựa chọn thay thế USDT là hoàn toàn khả thi, có nhiều người đã lên tiếng tẩy chay USDT, chuyển sang USDC hay những đồng coin đối thủ tương tự, nhưng con số thì không biết nói dối. Một lý do khác giải thích cho sự lép vế của những stablecoin khác so với Tether là chúng có thị trường khá hạn chế, điều này tạo ra rất ít sự khác biệt cho các nhà đầu tư về loại tiền được mã hóa bằng đồng đô la mà họ sử dụng. Tether vẫn ổn, ít nhất là cho đến hiện tại.
Tether vẫn có những vấn đề cần giải quyết
Việc bạn có tin rằng Tether đang là chất xúc tác cho những đợt tăng trưởng của bitcoin hay không tùy thuộc vào người bạn nói chuyện. Một số nhà bình luận, chẳng hạn như David Gerard, người tin rằng toàn bộ thị trường tiền điện tử là một trò lừa đảo khổng lồ dĩ nhiên nói đây là một trò thao túng thị trường. Ở phía bên kia, có nhiều tiếng nói lạc quan hơn, chẳng hạn như Jesse Powell từ Kraken lại không ủng hộ giả thuyết này.
Tôi không thể biết tường tận về những gì xảy ra ở Tether, nhưng tôi có thể nói với bạn rằng, trong lịch sử, khi bạn thấy sự tăng trưởng về nguồn cung của Tether, chúng ta cũng sẽ thấy sự tăng trưởng của nguồn cung đô la Mỹ vào Kraken. Và các sàn giao dịch khác sẽ báo cáo điều tương tự, anh nhấn mạnh.
Tether là tác nhân bơm giá Bitcoin?
Một loạt các sự kiện kinh tế xã hội toàn cầu có thể quy về sự quan tâm đến bitcoin, bao gồm các cuộc chiến thương mại leo thang và các lệnh trừng phạt kinh tế. Nhu cầu về bitcoin ở Iran đã tăng lên khi Hoa Kỳ đã tìm cách cắt giảm dòng vốn thông qua việc thắt chặt các biện pháp trừng phạt. Trong khi đó, việc kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn ở Trung Quốc khiến người giàu khó có thể đưa tiền ra khỏi đất nước, họ lại tìm đến Bitcoin. Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, có một cú hích chống lại giới siêu giàu, với các chính trị gia theo chủ nghĩa dân túy ở bên tả ủng hộ việc đánh thuế cao đối với những người giàu có. Bitcoin là một thiên đường cho những người ngồi trên đống tiền nhưng lại không muốn trả một đồng thuế nào.
Một điều khá dễ thấy là đợt tăng trưởng mới nhất của bitcoin đã không được thúc đẩy bởi người dùng mới: dữ liệu của Google Trends cho thấy sự quan tâm đến việc mua bitcoin vẫn còn thấp, làm tăng thêm quan điểm rằng đây là cuộc chơi của những nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm và xu hướng vĩ mô toàn cầu là thúc đẩy hành động chứ không phải FOMO ăn non chuồn sớm. Nói cách khác, tether có rất ít liên hệ đến chuyển động của thị trường trong thời điểm hiện tại.
Theo Coindesk