logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Coin68 Blog: Liệu Bitcoin có đứng vững khi Tether sụp đổ?

-15/10/2019

Tether có lẽ là một trong những thực thể quan trọng nhất và có ảnh hưởng lớn nhất trong hệ sinh thái tiền điện tử với thị phần hơn 4 tỷ đô la. Đồng tiền này được ra mắt vào năm 2014 với mục tiêu duy nhất là cải thiện khả năng thanh khoản và cung cấp một phương tiện hiệu quả hơn để nhà đầu tư tiếp cận với các dự án tiền điện tử khác, và Tether đã làm rất tốt nhiệm vụ đó, đặc biệt là khi chúng ta xét đến sự phát triển của nó trong những năm qua.

Coin68 Blog: Liệu Bitcoin có đứng vững khi Tether sụp đổ?
Coin68 Blog: Liệu Bitcoin có đứng vững khi Tether sụp đổ?

Lưu ý: Bài viết này đề cập đến các kịch bản giả định và suy đoán về trường hợp của Tether và những ảnh hưởng của điều đó đến thị trường tiền điện tử. Bạn đọc không nên xem đây là lời khuyên đầu tư.
Theo một cách nào đó, Tether giống như một vị cứu tinh, thứ đã tạo điều kiện cho sự phát triển của toàn bộ hệ sinh thái, có lẽ giống như Harvey Dent trong bộ phim The Dark Knight (2008), người đã từng là niềm hi vọng của thành phố Gotham. Nhưng mặt khác, chúng ta cũng có thể nhìn vào Tether và thấy một Two-Face đã phát điên và trở thành nhân vật phản diện, đe dọa làm sụp đổ cả hệ thống.
Image result for harvey dent two face
Tether và công ty đứng đằng sau nó, Bitfinex, vẫn đang phải đương đầu với những cáo buộc chống lại mình, từ rất nhiều đối thủ quyền lực, nhiều hơn những gì mà họ có thể xử lý. Mới nhất, tập đoàn Roche Freedman đã đệ trình một vụ kiện tập thể cáo buộc công ty phát hành stablecoin và sàn giao dịch tiền điền tử trên lừa đảo các nhà đầu tư, thao túng thị trường và che đậy các khoản tiền bất hợp pháp.
Xem thêm: Tether và Bitfinex bị khởi kiện về hành vi thao túng thị trường
Với một loạt các vụ kiện và điều tra chống lại Bitfinex và Tether, có 2 điều mà chúng ta không được phép làm ngơ, đó là hai công ty này đã lớn mạnh đến mức nào, đặc biệt là Tether, và chúng có thể có những ảnh hưởng, cả tiêu cực lẫn tích cực, ra làm sao đến thị trường

Chẳng gì có thể thay thế Tether

Điều đó đúng, ít nhất là trong hiện tại.
Để dễ hình dung thì, trong hệ sinh thái stablecoin [GUSD, TUSD, USDC, PAX], thị phần của Tether là một con số khổng lồ: 83%.

Tether không chỉ thống trị thị phần trong hệ sinh thái stablecoin, khối lượng giao dịch của đồng tiền này là con số mà các stablecoin khác khó lòng bì kịp.
Theo số liệu của Coinlib.io, hơn 50% [2 tỷ đô la] khối lượng giao dịch Tether được đổ vào Bitcoin, trong khi phần còn lại được chia ra cho Ethereum và các altcoin khác và chỉ một chút xíu được giao dịch với Paxos và TrueUSD.

Đối với một công ty lớn như Tether, cho dù nó đột ngột hay từ từ sụp đổ cũng sẽ để lại những hậu quả rất lớn lên không gian tiền điện tử. Mặc dù đây chỉ là giả thuyết, Adam Back, CEO và đồng sáng lập của Blockstream, chia sẻ quan điểm rằng Tether nhiều khả năng vẫn sẽ bám trụ lại thị trường tiền điện tử lâu nhất có thể. Back nói:

Nếu số tiền của Tether biến mất, chúng sẽ chỉ đơn giản làm chảy vào nơi khác. Mọi người giao dịch (đồng tiền này) bởi vì họ có nhu cầu và họ sẽ chọn phương thức nào thuận lợi nhất cho mình. Nhưng tôi tin rằng Tether sẽ vẫn ở đây thôi, họ sẽ chẳng bị cản lại bởi những quy trình chậm chạp của tòa án đâu.

Tuy nhiên, như chúng tôi đã nói, hãy đặt ra giả thiết rằng Tether sẽ sụp đổ, đừng quan tâm đến nguyên nhân, hãy cùng phân tích các kịch bản kết quả.

Kịch bản Tether sụp đổ #1: Một hỗn hợp của FUD và hoảng loạn

Nếu tin tức về việc Tether sụp đổ nổ ra, sự hoảng loạn sẽ bao trùm thị trường, số tài sản đang nằm dưới dạng USDT sẽ đổ về Bitcoin và khiến giá đồng tiền này giảm mạnh. Mặc dù Bitcoin được xem như một loại tài sản, cảm xúc vẫn có một vai trò lớn trong hành vị giá của nó; logic tương tự cũng có thể được áp dụng cho các altcoin tương quan với Bitcoin. Điều này rất có thể sẽ là tạm thời và giá Bitcoin sẽ ổn định trở lại. Tuy nhiên, chúng ta không thể nào đoán được mức giảm sẽ là bao nhiêu. Nhất là khi giá giảm xuống dưới mức tâm lý quan trọng, quá trình phục hồi của thị trường sẽ diễn ra cực kì chậm chạp.
Back tuyên bố rằng một sự kiện như vậy sẽ:

“Gây ảnh hưởng đến tính thanh khoản và làm tăng chênh lệch giá (spreads) trong một thời gian khi người dùng và các sàn giao dịch bắt kịp nhưng cuối cùng tôi không nghĩ nó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với BTC. Mọi người sẽ rút vốn ra khỏi Tether bằng cách này hay các khác, miễn là họ đủ nhanh.”

Kịch bản Tether sụp đổ #2: Cái chết bất thình lình

Tức là một ngày và Tether đã “đi” luôn rồi, nhanh hơn cả Lão Hạc bán chó. Ngay lập tức, những cặp giao dịch với USDT sẽ tạm thời sụp đổ, làm tăng giá trị của các stablecoin khác vì sự mất cân đối về nhu cầu đối với stablecoin. Trường hợp này đã từng xảy ra trước đây, vào ngày 15 tháng 10 năm 2018, giá trị của Tether so với USD đã tụt 2,6% và được giao dịch ở mức 0,96 đô la. Đây là hậu quả của việc Bitfinex tạm ngưng việc gửi USD [vẫn có thể rút].

Đồng thời, đồng TrueUSD tăng 8% [1,08 đô la], trong khi đó, USD Coin tăng 11% [1,11 đô la], và điều này chỉ có thể được giải thích bởi nhu cầu về các stablecoin an toàn hơn khi người anh cả đang gặp vấn đề.

Kịch bản Tether sụp đổ #3: Liều ăn nhiều

Các sàn giao dịch tiền điện tử có thể được phân thành hai loại: off-ramp như Coinbase và on-ramp như Binance. Với loại thứ nhất, giá Bitcoin sẽ giảm mạnh trong bối cảnh giả định mà chúng ta đang nói đến. Tuy nhiên, trên các sàn giao dịch như Binance, áp lực mua Bitcoin sẽ tăng lên khi mọi người hướng đến tài sản an toàn nhất tiếp theo, tức Bitcoin, do đó đẩy giá BTC lên cao hơn.

Chú thích on-ramp: cụm từ chỉ sự chuyển giao giá trị quy đổi giữa tiền pháp định sang tiền điện tử và ngược lại

Sự chênh lệch giữa giá BTC trên các sàn giao dịch khác nhau sẽ tạo cơ hội tạm thời cho việc giao dịch chênh lệch giá. Những người chấp nhận rủi ro sẽ có thể tận dụng chuyện này để kiếm lời, đặc biệt là với sidechain của Blockstream. Một khả năng khác ở đây là mọi người có thể chuyển sang các stablecoin khác, thay vì thoát ra.

Hậu quả

Nếu những chuyện chúng ta đang nói nãy giờ xảy ra, sẽ có một khoảng trống lớn bị bỏ lại phía sau; Bitcoin và hệ sinh thái tiền điện tử sẽ lại một lần nữa chao đảo với những vết thương khó lành. Tuy nhiên, sự kiện này cũng sẽ thúc đẩy các stablecoin khác phát triển mạnh mẽ hơn để gồng gánh thị trường. Đồng thời, các sàn giao dịch cũng sẽ có những phương thức để đối phó với những tình huống tương tự trong tương lai.
Bất kể phán quyết cho vụ việc của Tether có cho ra kết quả như thế nào đi chăng nữa, chúng ta cũng đều phải thừa nhận đồng tiền này là một chất xúc tác quan trọng trong những ngày đầu của Bitcoin, và vẫn quan trọng trong bối cảnh hiện tại. Điều chúng ta cần là Tether chịu trả lời cho những câu hỏi còn đang lơ lửng, vì lợi ích của cả thị trường.

Theo AMB Crypto

-15/10/2019
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68