Người ta thường nói: “Lời khuyên là thứ dễ cho đi nhất.” – nếu đúng, WOW, bạn là một chuyên gia kì cựu trong mắt anh em bạn bè, nếu sai, đen thôi, đỏ quên đi. Trong thị trường tiền điện tử, “share kèo” – hay nói văn vẻ hơn là cho những lời khuyên đầu tư, có lẽ là điều chẳng mấy xa lạ. Dẫu vậy, trong khi các biểu đồ có thể chỉ rõ “kèo” nào ăn hay thua, rất khó để đánh giá đâu là một lời khuyên đáng tin cậy. Nhưng dù cho “lõm vốn” sau một vài lời khuyên, do FOMO hoặc thiếu kiến thức, đa phần chúng ta đều sẵn sàng chấp nhận và tiếp tục mong chờ “kèo” tiếp theo. Hãy xem thử bạn đọc của Coin68 có thường xuyên nhận được những lời khuyên như dưới đây không nhé?
1, “Coin này xịn lắm đấy, vì bây giờ giá nó vẫn rẻ như bèo“
Tâm lý này hiện không còn phổ biến như hồi cuối năm 2017, khi nhiều traders mới chân ướt chân ráo nhập những lệnh trade đầu tiên, dù vậy, nó vẫn là một lời khuyên được chia sẻ thường xuyên trong các group đầu tư. Thông thường, những coins này được rỉ tai là “bị đánh giá thấp” hoặc “sẽ bay do giá thấp”. Đây là một cách cực kỳ cực kỳ sai lầm để đánh giá một đồng tiền số, bởi đơn giản nó hoàn toàn bỏ qua lượng vốn hóa thị trường, sự phân phối, khả năng lạm phát và tác dụng của đồng tiền rẻ đến vậy.
Lấy KIN làm ví dụ: 0,01 USD có thể mua được hơn 30 KIN, điều này có thể là do đồng tiền này hiện tại vẫn còn rẻ và do đó bị đánh giá thấp. Tuy nhiên, chỉ cần để ý đến số lượng coins là ta có thể thấy ngay vấn đề – gần 800 tỷ trên 10000 tỷ KIN đang lưu hành, tương đương với mức vốn hóa thị trường là khoảng 200 triệu đô la Mỹ – bạn đang mong nó x5 hay x10 đây?
2, “Bỏ tiền vô thì trade đi, ôm khư khư làm gì“
Khái niệm này hầu như được chấp nhận rộng rãi trong các cộng đồng tiền điện tử, nhưng nó có thể không phải lúc nào cũng là một nguyên tắc chính xác. Đối với những tân binh, đúng vậy, TRADE ĐI CHO CỨNG TAY! Tuy nhiên, đối với các nhà kinh doanh kì cựu, họ có thể nhận ra những giá trị và tiềm năng của các dự án khác nhau và không có gì sai trong việc ôm một đống coins mà bạn cho là tốt cả. Điều quan trọng là bạn phải biết mình đang làm gì.
(Hoặc bạn có thể như tác giả của bài viết này, đu đỉnh chóng mặt quá, không dám xả nên giả vờ HODL cho thiên hạ sợ chơi)
Xem thêm: Từ Satoshi Nakamoto cho đến “HODL”: 5 fact thú vị về forum BitcoinTalk lừng danh
Một hodler phải là người có quả tim nóng và cái đầu rất lạnh, nhất là trong thời điểm bão bùng liên tiếp kéo đến như thế này. Một số dự án thậm chí có thể mất nhiều năm để có được trái ngọt – IOTA là một ví dụ tuyệt vời về điều đó. Những fan cứng của IOTA từ khi nó thậm chí còn không được liệt kê trên bất kỳ sàn giao dịch nào đã có một phần thưởng lớn.
3, “Mua đồng này đi, nó xịn hơn cả Bitcoin đó“
Rác đấy, đừng tin!
Thật vô nghĩa khi nói một altcoin “tốt hơn so với Bitcoin”. Bởi vì thực tế là gần như mỗi đồng tiền điện tử mới được tạo ra đều tốt hơn so với Bitcoin. Nó hoặc là forks mã ban đầu để hỗ trợ tăng tốc độ giao dịch, phân phối tốt hơn, hoặc khả năng mở rộng lớn hơn, hoặc hoàn thiện các tính năng mới mà Bitcoin không cung cấp. Một đồng tiền “tốt hơn Bitcoin” chắc chắn không đủ tư cách để một ngày nào đó có giá trị như Bitcoin.
4, “Cá mập share kèo nè“
Tất nhiên, lời khuyên từ các traders lớn là một lợi thế không thể nghi ngờ, bởi chăng họ cũng là những người dày dặn sóng gió hơn ta. Tuy nhiên, những lời khuyên đầu tư như thế này là do người khác nói lại, đúng không? Rất hiếm khi cộng đồng thấy được những nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực tiền điện tử chỉ đích danh một đồng tiền này trên mạng xã hội. Tôi có cần nhắc lại về BitConnect không nhỉ?
Trong một câu chuyện liên quan, Trevon James và “Crypto Nick” đang phải đối mặt với các vụ kiện do lạm dụng niềm tin của những người ủng hộ họ vì lợi ích của riêng mình thông qua việc quảng bá cho BitConnect. Tuy nhiên, những hành động này đang diễn ra ngày càng tinh vi hơn, đặc biệt là trên Twitter. Gần đây nhiều người đang đồn rằng các dự án mờ ám có thể chi ra vài chục nghìn USD để John McAfee cho một cái tweet về đồng tiền của họ.
Nói chung, những lời khuyên hay nhất mà Coin68 có thể đưa ra cho các bạn là hãy nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, và nếu sai, hãy học từ những sai lầm đó. Thông qua việc thử rồi sai, học tập thực tế, các nhà kinh doanh thành công và kì cựu đã tự khẳng định được danh tiếng trên thị trường, và đó là khi chúng ta thực sự có thể kiếm tiền từ thị trường này. Cuối cùng thì, tiền trong túi bạn, quyết định là của bạn!
Theo TheMerKle