logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Cơ chế vận hành của các sản phẩm farming đòn bẩy – Cách giảm thiểu rủi ro bị thanh lý vị thế

-03/09/2021

Anh em tham gia thị trường tiền mã hoá, đặc biệt là mảng DeFi, chắc hẳn đã vài lần nghe qua khái niệm “Leverage Farming” (hay farming đòn bẩy). Tuy nhiên, cơ chế farm đòn bẩy này có gì khác với farming truyền thống và liệu có rủi ro nào đằng sau nào mà anh em cần quan tâm? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!!!

Cơ chế vận hành của các sản phẩm farming đòn bẩy - Cách giảm thiểu rủi ro bị thanh lý vị thế
Cơ chế vận hành của các sản phẩm farming đòn bẩy – Cách giảm thiểu rủi ro bị thanh lý vị thế

Công dụng của các sản phẩm Farm đòn bẩy

Chắc nhiều anh em biết đến “Farm đòn bẩy” với những khía cạnh rủi ro và tiêu cực nhiều hơn, một phần vì từ “đòn bẩy” trong tên của sản phẩm này. Tuy nhiên, bất cứ sản phẩm nào cũng sẽ phải có công dụng của nó, thì mới có thể tồn tại và thu hút được sự chú ý của người dùng. Vậy cụ thể, farm đòn bẩy xử lý vấn đề gì?

Giảm thiểu phí gas

Đầu tiên, với mạng lưới Ethereum, farm đòn bẩy sẽ giúp tinh gọn chi phí giao dịch (gas gwei) cho người dùng. Hãy tưởng tượng nếu bạn muốn “short” vị thế với ETH, bạn sẽ phải vay ETH trên các platform như Aave, Compound (vì nguồn thanh khoản trên đây ổn định), sau đó đem số tiền này sang các platform farming truyền thống để cung cấp thanh khoản và tiến hành farming.

Như vậy, riêng vài bước kể trên, lượng gas một người dùng phải chi trả cho khâu approve lẫn swap là rất lớn (thậm chí phí gas còn biến động dựa theo tình hình của mạng lưới lúc đó).

Với farm đòn bẩy, người dùng sẽ tinh gọn thao tác trên vào một bước duy nhất, tiết kiệm gas mà còn nhanh chóng.

Trải nghiệm tiện lợi

Thứ hai, nếu với các nền tảng mới (vấn đề phí gas không quá quan trọng) như BSC hay Solana, thì người dùng vẫn hưởng lợi từ trải nghiệm sản phẩm tinh gọn mà các sản phẩm leverage farming này mang lại.

Việc đi kiếm nguồn thanh khoản sẽ được chính các sản phẩm leverage farming lo, việc của bạn chỉ là tương tác trực tiếp trên hệ thống của họ.

Nâng cao lãi suất APY

Thứ ba, farm đòn bẩy giúp tăng tốc độ nhận reward, dành cho các “DeFi Degen” nào muốn tận dụng tối đa sức mạnh nguồn vốn của mình. Thay vì chỉ farm với APY 100%, với đòn bẩy, bạn có thể nhận mức APY 200 thậm chí là 300%. Tuy nhiên, rủi ro đi kèm là có, và trong phần tiếp theo mình sẽ giải thích cấu trúc hoạt động để anh em có thể hiểu và tự tinh chỉnh mức rủi ro cho riêng mình.

Cơ chế hoạt động

Hãy tưởng tượng bạn có 1 ngàn đô nhàn rỗi (nghe giống quảng cáo Etoro quá phải không?). Đùa đấy, hãy tưởng tượng bạn có 1000 USD dưới dạng ETH. Nếu bạn đi farm thông thường, các pool sẽ phải chia 1000u giá trị này theo tỷ lệ 50:50, tức 500u ETH : 500u USDT, sau đó sẽ bắt đầu tính toán % bạn chiếm trong pool, từ đó trả reward cho bạn.

Cơ chế farming truyền thống, cũng như cách tính toán Impermanent Loss (Rủi ro tiềm ẩn) của farming sẽ được mình giải thích trong bài viết này, anh em nào quan tâm thì có thể tìm hiểu qua trước khi chúng ta đi vào phần leverage farming:

> Xem thêm: Một ví dụ về biến động khi tham gia cung cấp thanh khoản và farming

Một số khái niệm cần chú ý

  • Tỷ lệ đòn bẩy (Leverage Ratio) : Tổng giá trị tài sản bạn muốn bỏ vào farm / Tổng tài sản vốn mà bạn góp.
  • Tỷ lệ nợ (Debt Ratio) : Tổng giá trị bạn vay thêm / Tổng giá trị tài sản bạn muốn bỏ vào farm.
  • Tỷ lệ nợ cho phép (Max Debt Ratio) : sẽ được quy định cho từng pool tài sản. Nếu vượt qua ngưỡng giới hạn này, vị thể đòn bẩy của bạn sẽ bị thanh lý.

Ví dụ, nếu chọn tỷ lệ đòn bẩy x1,75. Tài sản bạn góp vào là 1000u ETH như lúc đầu. Tổng tài sản bỏ vào farm = 1,75 * 1000 = 1750 USD.

Như vậy, bạn sẽ vay 750 USD -> Tỷ lệ nợ = 750 / 1750 = 0,4286 (tức 42,86 %)

Một số rủi ro cần cân nhắc

Vì sao tôi bị thanh lý?

Hãy ví dụ tỷ lệ giá ETH và USDT là 1:3000 (tức 1 ETH đổi 3000 USD). Khi farm đòn bẩy x1,75 và tổng giá trị lệnh là 1750u, pool sẽ phải chia tỷ lệ 5:5 cho 2 tài sản (tức ETH phải có giá trị là 875 USD và USDT cũng là 875 USD).

Như vậy, nếu bỏ 1000u ETH vào, thì bên phía ETH của bạn đang bị dôi ra, pool sẽ tự động bán phần ETH này (tức 125u = 1000-875). Bên phía USDT của bạn hiện có 125, nhưng vẫn còn thiếu 750 để đủ tiêu chuẩn 875. Do đó, platform sẽ tự vay thêm 750u.

Bây giờ, áp dụng công thức đề cập ở trước, Debt Ratio của bạn sẽ là 750 / 1750 = 42,86%.

Hãy nhớ một quy tắc, đó là chỉ cần tài sản thế chấp (vốn bạn thực góp vào) giảm, thì tự động tỷ lệ nợ (Debt Ratio) sẽ tăng lên. Và đến khi tỷ lệ nợ này chạm mức Max Debt Ratio, bùm, vị thế của bạn sẽ ra đi.

  • Như vậy, trong ví dụ, vì chúng ta deposit bằng ETH, cho nên nếu ETH giảm, bạn sẽ bị giảm giá trị tài sản thế chấp.
  • Và nếu ban đầu bạn chọn deposit 1000u hoàn toàn dưới dạng USDT, thì khi ETH giảm, bạn vẫn an toàn, vì phần lớn khoản vay của bạn sẽ đổ về cán cân của ETH, từ đó giúp đảm bảo tỷ lệ Debt Ratio của bạn không tăng lên.

Vậy, tại sao tôi “vẫn” bị thanh lý?

Đừng quên rằng đã vay thì phải trả lãi. Bản thân mỗi vị thế farm đòn bẩy, ở lớp dưới đó vẫn là một giao dịch lending (cho vay) như bình thường. Hãy lấy ví dụ trong hình dưới đây của nền tảng Solfarm.

Chúng ta sẽ có 2 lựa chọn trả phí, đó là bằng Tulip hoặc USDC.

Dễ dàng thấy, trả phí bằng USDC sẽ cao hơn so với Tulip. Nhưng đừng để con số này đánh lừa.

Nếu bạn cung cấp tài sản thế chấp là bằng Tulip, chi phí này sẽ cấn dần vào tài sản thế chấp của bạn, từ đó đẩy tỷ lệ Debt Ratio lên cao dẫn đến việc bị thanh lý. Dù giá trị Tulip của bạn có tăng tính theo usd, nhưng nó bị cấn trừ với tốc độ tính theo đơn vị Tulip (chứ không phải USDT), vì thế việc giá Tulip tăng sẽ trở nên vô nghĩa trong trường hợp này.

Nhưng nếu bạn chọn USDT thì sao? Hệ thống cũng sẽ tự bán Tulip sang USDT và trả phí theo tỷ lệ 42%. Và bạn vẫn sẽ toang, vì mức phí lãi phải trả tính theo USDT là cao hơn hẳn TULIP.

Như vậy, có cách nào để tồn tại với mức phí cao này không? Hãy quay về quy tắc chung đã đề cập ở trên, phải làm mọi cách để giảm tỷ lệ Debt Ratio!!! Như vậy bạn vẫn có thể nhận reward cao từ farm, vừa không bị thanh lý tài sản một cách khó hiểu.

Một cách chơi được đề xuất

Dựa theo nguyên tắc trên, mình có đề xuất một cách chơi mà cá nhân mình thấy là hiệu quá (và đây chắc chắn KHÔNG phải là lời khuyên đầu tư).

  • Bước 1: Điều kiện cần là chọn pool tài sản crypto-stablecoin (vd: ETH-USDT, TULIP-USDC).
  • Bước 2: Điều kiện đủ là thị trường sẽ phải downtrend. Chỉ mở vị thế khi bạn dự đoán thị trường sẽ đi xuống.
  • Bước 3: Chọn deposit tài sản dưới dạng stablecoin (USDT, USDC) và cân nhắc đòn bẩy của mình. Cá nhân mình nghĩ x1,5 – x2 là hợp lý.
  • Bước 4: Chọn trả phí bằng đồng crypto. Vì sao? Vì mức phí tính theo đơn vị % sẽ thấp hơn. Và thứ hai, đó là vì tài sản này có xu hướng giảm giá, do đó khi hệ thống chuyển USDT sang mua crypto để trả phí, bạn sẽ tốn mức phí thấp hơn, giúp rủi ro bị cấn trừ lãi/phí vào tài sản thế chấp.
  • Bước 5: Chỉ đóng vị thế khi giá của đồng crypto trong pool (ETH, TULIP) giảm thấp hơn lúc mở vị thế. Vì bạn sẽ mất ít USDT hơn để mua tài sản này và trả nó cho nền tảng.

Tạm kết

Như vậy là chúng ta đã cùng điểm qua những thông tin cơ bản cũng như một vài mẹo nhỏ để sử dụng các sản phẩm leverage farming. Nếu quan tâm đến các thông tin chuyên sâu về thị trường DeFi, anh em có thể tham gia ngay cộng đồng Fomo Sapiens cùng các admin của Coin68 nhé!!!

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-03/09/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68