Giá Bitcoin ở Venezuela hiện đang tăng gấp đôi xấp xỉ sau mỗi ba tuần vì siêu lạm phát vẫn tiếp tục tung hoành ngang dọc đất nước. Cùng thời điểm này, khối lượng giao dịch Bitcoin tiếp tục đạt mức cao kỷ lục bởi người dân đang chen chúc nhau giành giật một lối thoát.
- Venezuela quyết định xóa 5 số 0 trên tờ nội tệ để tránh siêu lạm phát
- Trader người Venezuela mua 400 kg lương thực bằng NANO, lập phong trào từ thiện “Adopt a Family”
- Bitcoin sẽ là giải giải pháp để “cứu rỗi” Venezuela khỏi vòng xoáy khủng hoảng kinh tế

Mức độ lạm phát hàng năm: 86.857%
Chỉ một năm trước, để uống một tách cà phê ở Venezuela, bạn chỉ cần mất 2.300 bolivar (chưa đến 1 đô la Mỹ, mà chính xác 2300 bolivar = 0,001 đô la Mỹ). Tuy nhiên, ngày nay, theo số liệu Café Con Leche của Bloomberg, một tách cà phê ở Venezuela sẽ khiến bạn phải “viêm màng túi” khi phải chi trả khoảng 2 triệu bolivar (xấp xỉ 9,6 đô la Mỹ hay hơn 200,000 VND). Còn cách nào tốt hơn để minh họa cho siêu lạm phát đang hoành hành đất nước khi nêu giá một tách cà phê thay đổi trước và sau?

Thật không may, mọi thứ sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán rằng tỷ lệ lạm phát sẽ đạt mức 1.000.000% kỉ lục vào cuối năm 2018. Nói cách khác, ở mức lạm phát hiện tại, giá cả trong nước tăng gấp đôi sau mỗi 18 ngày.
Phần lớn người dân Venezuela hiện tại được cho là đang sống trong cảnh nghèo đói khốn khổ khi mỗi ngày phải chi tiêu một số tiền khổng lồ vào các mặt hàng thiết yếu đơn giản như bột mì, trứng và bánh mì.
Bitcoin sẽ là “phao cứu cánh”?
Theo báo cáo của Bitcoinist vào đầu tháng 6, lạm phát làm đồng tiền quốc gia trượt giá thê thảm, khiến người dân đổ xô chuyển sang sử dụng Bitcoin. “Cơn mưa” tiêu dùng Bitcoin đánh dấu mức cao ngất ngưỡng mới mỗi tuần. Xu hướng này không chỉ tiếp tục, mà nó còn gia tăng với tốc độ chóng mặt. Kể từ tháng 6 năm 2018, khối lượng giao dịch Bitcoin hàng tuần đã tăng hơn gấp đôi, đạt mức 17 nghìn tỷ bolivar chỉ riêng giá trị của BTC tuần này, theo Coin.Dance.

Vào thời điểm bài này được biên tập, 1 BTC trị giá dưới 1 tỷ bolivar, theo exchangerate.guru. Tỷ giá hối đoái thực tế trong nước không được công khai rõ ràng trong một thị trường chợ đen “vàng thau lẫn lộn” như hiện nay. Ngân hàng trung ương của đất nước, Banco Central de Venezuela đã trở thành không đáng tin cậy sau lạm phát.
Tuy nhiên, sự gia tăng chóng mặt của khối lượng giao dịch của BTC trong nước báo hiệu hiện tượng người dân địa phương đang tìm kiếm một phương thức khác để lưu trữ giá trị. Sự tăng giá trị liên tục của đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin (được gọi là “satoshi”) thực sự chống lại bolivar Venezuela là một ví dụ điển hình dự báo về số phận cuối cùng của tiền tệ pháp định.
Trong khi siêu lạm phát vẫn hoành hành thì việc áp dụng Bitcoin được xem là phương pháp “chữa cháy” hữu hiệu nhất để giúp đất nước này không phải đi lùi thêm nữa.
Theo Bitcoinist