logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Chúng ta đã phân quyền hóa ngành tài chính hiệu quả đến đâu?

-04/09/2019

Tài chính phân quyền hiện tại có thể sẽ là thứ thay đổi và mở ra một nền kinh tế khác biệt. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề trước mắt cần giải quyết để cuộc cách mạng này thực sự trở nên hoàn thiện.

Chúng ta có thật sự cần phân quyền hóa ngành tài chính?
Chúng ta có thật sự cần phân quyền hóa ngành tài chính?

Thị trường tài chính sẽ phát triển mạnh nếu như các ý tưởng mới được ứng dụng và tin tưởng, nhưng dù vậy, quyền lực trong giới tài chính hiện tại vẫn được coi là hết sức tập quyền và không hề cởi mở.

Hơn một nửa các hoạt động gọi vốn mạo hiểm là dành cho các startup Mỹ. Trong khi đó, bên trong lòng nước Mỹ, 80% cộng đồng chỉ có thể nắm 7% lượng cổ phần, thậm chí nhiều người còn không được tiếp cận với thị trường chứng khoán. Có thể nói, thị trường tài chính là một sân chơi toàn cầu, nhưng nó không phải là một sân chơi “mở” cho tất cả mọi người.

Vậy Tài chính Tập quyền là gì và nó vận hành như thế nào?

Vậy Tài chính Tập quyền là gì
Vậy Tài chính Tập quyền là gì

Một logic bình thường của nhiều người đó là họ sẽ nhượng quyền kiểm soát vốn của mình cho các tổ chức trung gian cùng niềm tin có thể thu về một khoản lợi nhuận lớn hơn.

Những rủi ro vô cùng lớn luôn rình rập hệ thống ngân hàng
Những rủi ro vô cùng lớn luôn rình rập hệ thống ngân hàng

Tuy nhiên, hệ quả của việc này chỉ là chúng ta đẩy rủi ro tập trung vào chỉ một nơi của hệ thống. Chúng ta biết rằng các ngân hàng vẫn có thể sụp đổ (điển hình như bong bóng nhà đất năm 2008). Khi họ kiểm soát hoàn toàn lượng tài sản của xã hội, rủi ro bỗng chợt tập hợp vào một nơi.

Blockchain hiện tại vẫn phân quyền chưa toàn vẹn

Năm 2008, Satoshi đã tạo ra Bitcoin như một giải pháp thanh toán ngang hàng và không có bên trung gian do đó mà mỗi cá nhân có thể kiểm soát được tài sản của họ. Tuy nhiên, Bitcoin và những đồng coin đời đầu chỉ phân quyền ở cách phát hành cũng như lưu trữ tiền. Điều cốt lõi ở đây lại là phân quyền trong cách tham gia vào hệ thống tài chính và giải pháp này vẫn chưa giải quyết được.

Blockchain hiện tại vẫn chưa hoàn toàn công bằng
Blockchain hiện tại vẫn chưa hoàn toàn công bằng

Hai vấn đề lớn với tiền điện tử hiện tại lại trở nên vô cùng khó giải quyết. Một là dù các giao thức được phân quyền và dựa trên thuật toán đồng thuận, nhưng nhiều điểm truy cập trên hệ thống (ví dụ như sàn giao dịch) vẫn lại là tập quyền. Thêm vào đó, các dự án tiền điện tử lại được quản lí thông qua một công ty tập quyền và thiếu đi sự minh bạch về những phần kế hoạch của họ. Do đó, có thể nói blockchain hiện tại chưa phải là hoàn toàn phân quyền và “mở cửa” cho ngành tài chính.

Dấu hỏi lớn về quyền được “tham gia”

Không mấy bất ngờ khi trong lĩnh vực tài chính và tiền điện tử, nơi mà những “người trong cuộc” cần biết về mức độ tham gia và tiếp cận của họ, thì các hệ thống lại không mấy “mở” với nhiều người. Giải pháp hiện không phải là chấp nhận việc bị loại bỏ trong quá trình ra quyết định. Giải pháp là phải xây dựng và sử dụng một công cụ nơi bạn có thể kiểm soát tài sản của mình.

Phân quyền hóa ngành tài chính đã hiệu quả đến đâu?

Nhiều công ty fintech và ngân hàng thế hệ mới cam kết sẽ cho khách hàng nhiều quyền kiểm soát hơn. Điều này có vẻ không mấy hiệu quả vì trong nhiều trường hợp, người dùng vẫn sẽ tin tưởng ngân hàng trong quá trình quản lí. Các mô hình mới này nhanh hơn, tiện lợi hơn nhưng về cơ bản lại không khác mấy các hệ thống ngân hàng cũ.

Phân quyền hóa ngành tài chính đã hiệu quả đến đâu?
Phân quyền hóa ngành tài chính đã hiệu quả đến đâu?

Nhiều nhà cách mạng đang muốn xây dựng các sản phẩm tài chính để phân quyền hóa nền tảng. Nền tảng kiểu này có 2 lợi ích so với hệ thống hiện tại.

Đầu tiên, cá nhân có thể biết được giá trị tài sản của mình mà không phải thông qua một bên trung gian và chi trả các phí hoa hồng. Mọi người đều có thể tiếp cận và sẽ không có một sự quản lí tập quyền nào.

Thứ hai, các giao thức là mã nguồn mở và mọi người có thể xây dựng các sản phẩm tài chính riêng của mình. Điều này có thể dẫn đến một cuộc cách mạng nhanh hơn, tạo hiệu ứng mạng lưới nhanh hơn và nhiều nhà phát triển cũng sẽ cùng tham gia hơn.

Giải pháp Decentralised Finance (hay DeFi) dạng này cũng sẽ cung cấp những sản phẩm tài chính và thị trường để đảm bảo mỗi cá nhân sẽ tự bảo vệ tài sản của mình ở mọi thời điểm.

Hiện nay, trên nền tảng smart contract của Ethereum đều có những những giao thức trên. Đồng thời hiện tại cũng đang có nhiều cái tên như KyberNetwork, Dai… cũng đang muốn xây dựng theo hướng này.

Dù vậy, thị trường hiện tại cho những giải pháp này vẫn là khá nhỏ và vẫn còn rất nhiều câu hỏi cần trả lời trong tương lai.

Theo Zerion

-04/09/2019
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68