logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Chín người mười ý! Ngân hàng trung ương đủ kiểu “xỉa xói” và bánh xe lịch sử vẫn quay

-17/07/2018
Chín người mười ý! Ngân hàng trung ương đủ kiểu "xỉa xói" và bánh xe lịch sử vẫn quay
Bản quyền bài viết thuộc về Coin68 – Trang tin tức tiền điện tử mỗi ngày.

Vào tuần trước, Agustin Carstens, chủ tịch Ngân hàng thanh toán Quốc tế (BIS) – cơ quan được mệnh danh là Ngân hàng Trung ương của các ngân hàng trung ương – đã yêu cầu những nhà sáng lập tiền điện tử hãy “ngưng vẽ thêm tiền đi”.


Cộng đồng tiền số sau đó đã có một ngày chao đảo cùng với phát biểu trên của vị Chủ tịch Ngân hàng thanh toán Quốc tế.
Chủ tịch BIS, tới hiện tại, vẫn đang có giọng điệu “thù địch” đối với tiền điện tử. Vào tháng Hai, ông đã từng gọi Bitcoin “là sự kết hợp của bong bóng, mô hình Ponzi và thảm họa môi trường” trong một bài giảng của mình.

  • Xem thêm: Giám đốc Ngân hàng BIS: Lập trình viên tiền số đừng có cố “tái phát minh” tiền tệ nữa!

Song, Agustin Carstens không hề đơn độc với những quan điểm trái ngược với xu hướng, tỷ phú Warren Buffett, đã gọi Bitcoin là một thứ “bả chuột”, trong khi đó, CEO của JPMorgan Chase, Jamie Dimon đã từng tuyên bố hồi năm 2017 rằng Bitcoin là “một trò lừa đảo” (mặc dù sau đó ông đã hối hận khi đưa ra những quan điểm trên).
Sau cùng, Carstens vẫn là người tiên phong giữ quan điểm chống lại tiền điện tử. Vào tuần trước, vị Chủ tịch nổi tiếng này cũng đã kêu gọi việc cấm tạo ra tiền điện tử mới – vụ việc đã thu hút sự chú ý từ cộng đồng trên các trang mạng xã hội. Ông cũng cho rằng “Thật sai lầm khi nghĩ rằng tiền tệ có thể được tạo ra từ những con số” – đây là một lập luận đã tạo nên nhiều làn sóng ý kiến trái chiều.
Nhà phát triển Jameson Lopp có lẽ là người tóm tắt tốt nhất những quan điểm tập thể nói trên:

“Đừng ganh đua với chúng tôi nữa! những kẻ độc quyền”

Thật vậy, có nhiều người đã đưa ra một thực tế rằng một tổ chức gắn liền với nhiều ngân hàng trung ương – những kẻ quản lý các hệ thống tiền tệ của nhiều nền kinh tế và đóng vai trò người cho vay – đương nhiên sẽ không thể ủng hộ phương án tạo ra một loại tiền tệ mang tính chất kỹ thuật số, khó kiểm soát được.

Vấn đề nằm ở niềm tin

Cần phải lưu ý rằng, vào thời điểm mà mạng lưới Bitcoin chính thức được sử dụng vào tháng Một năm 2009,thị trường tài chính thế giới lúc bấy giờ, theo từ ngữ của Satoshi Nakamoto là đang ở trên “bờ vực sụp đổ”. Dòng tin tức có nội dung: “Thời báo ngày 03/01/2009, Bộ trưởng Tài chính Anh sắp sửa đưa ra gói cứu trợ thứ hai cho các ngân hàng” đã được lưu trữ vĩnh viễn trên block cơ sở của Bitcoin.
Và như CTO của Coinbase, Balaji Srinivasan châm biếm, sự ra đời của Bitcoin sau cùng cũng chỉ là do niềm tin đã mất của người dùng vào hệ thống ngân hàng thời bấy giờ.

“Nếu ngân hàng trung ương không tạo ra mấy đồng đô la đó, Satoshi đã chẳng phải tạo ra 21 triệu Bitcoin kia làm gì.”

 

Matt Odell, một nhân vật khá nổi trong cộng đồng thì cho rằng lời của Carstens cũng có ý đúng, đó là “niềm tin là vô giá”.
Nhưng trong trường hợp này, niềm tin của mọi người lại không hề dành cho khối ngân hàng trung ương.

Cuộc đua tiền tệ?

Mặc dù Carstens chẳng bao giờ tuyên bố rằng tiền điện tử có thể là một mối hoạ cạnh tranh với các loại tiền tệ được hậu thuẫn bởi ngân hàng, song, tổ chức của ông đã từng đề cập tới vấn đề này trong quá khứ.
Vào tháng trước, BIS đã đăng tải một bài báo cáo về tiền điện tử, kết luận rằng “công nghệ phân tán của tiền kỹ thuật số, mặc dù tinh vi, song, lại là một phương án thay thế kém khả thi cho chế độ tiền tệ hiện tại.”
Ngoài lập trường bác bỏ tiền số, BIS cũng lưu ý rằng “công nghệ nền tảng sẽ có thể được phát huy tốt hơn trong các lĩnh vực khác” – quan điểm mà các ngân hàng trung ương khác cũng đã từng nhấn mạnh trước đó.
Dù Carstens có dự định ủng hộ hay không, những bình luận của anh ta cũng sẽ là một thử thách lớn đối với không gian tiền điện tử.

“Cảm giác đó khi mà Ngân hàng thanh toán Quốc tế lại bảo bạn ngưng viết code chỉ vì cho rằng ngân hàng trung ương mới in ra được tiền”

Chuyện này giống như một nhà cung độc quyền muốn đè bẹp các cửa hàng trong thị trấn. Với việc crypto không chỉ trở thành công cụ lưu trữ giá trị mà còn là công cụ thanh toán – hệ thống tiền tệ cổ điển có thể sẽ được yên nghỉ sớm thôi.

Thật vậy, những quan điểm bảo thủ của Carstens cuối cùng đã được định vị là một lý lẽ cho giới ngân hàng mà ủng hộ tiền điện tử.

“Khi đánh giá hai sản phẩm:
Một bên thì cho rằng ‘không ai có thể cạnh tranh cả, sản phẩm chúng tôi là tối thượng’
Bên còn lại thì phản bác ‘tự do và cạnh tranh công bằng sẽ tạo nên nền kinh tế phát triển, sản phẩm của chúng tôi thực sự tốt hơn’.
Câu chuyện của BIS và Bitcoin. Sản phẩm chính là tiền tệ”.

Và có lẽ cũng không ngạc nhiên lắm khi vài người lại nghĩ rằng họ nên bắt đầu mua Vitcoin khi Carstens có những bình luận như vậy.

“Thêm vài bài báo kiểu này thì tôi sẽ hiến thận để mà mua thêm tiền số quá”

 


Sau rốt thì, những lời lẽ khiêu khích của Carstens lại khiến người ta làm điều ngược lại thôi – Thế giới sẽ không ngừng tạo ra tiền điện tử!

Theo CoinDesk

-17/07/2018
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68