Châu Phi đang dẫn đầu bảng xếp hạng về khối lượng giao dịch Bitcoin P2P, ghi nhận 17 triệu USD vào tháng 5 năm 2021. Mức tăng trưởng này thể hiện sự vượt bậc gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Châu Phi là khu vực phát triển nhanh nhất trong số tất cả các châu lục về khối lượng giao dịch P2P. Nhìn chung, Bắc Mỹ vẫn là khu vực hoạt động tích cực nhất, bất chấp sự sụt giảm đáng kể trong thời gian qua. Sự tham gia của Châu Phi vào thị trường tiền mã hóa đã tăng lên kể từ năm 2020, với khối lượng tìm kiếm bùng nổ cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng.
Trong sáu tháng qua, hầu hết các quốc gia châu Phi đã cho thấy khối lượng giao dịch Bitcoin tăng từ 15% đến 30%. Trong khi đó, Bắc Mỹ đã giảm 18% trên chỉ số này. Theo biểu đồ dữ liệu từ UsefulTulips, chỉ số tăng ( vùng xanh) đã bao phủ khu vực Bắc Mỹ, nhưng đối lập sự tăng trưởng (vùng đỏ) đang rất mạnh mẽ tại Châu Phi và Châu Á.
Hoạt động giao dịch rầm rộ ở Châu Phi cho thấy sự phát triển của thị trường tiền mã hóa đang phủ sóng trên toàn thế giới. Một số quốc gia hiện đang khởi động thị trường và thực thi các quy định. Ấn Độ, một thị trường lớn khác của Bitcoin, dường như cũng đang thay đổi lập trường của mình về tài sản mã hóa.
Xem thêm: Ấn Độ được cho là đang dần tháo gỡ lệnh cấm Bitcoin để ủng hộ tiền mã hóa như tài sản thay thế
Tanzania là quốc gia tiêu biểu tiếp theo của Châu Phi bắt đầu nghiên cứu và phát triển tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC). Tổng thống Tanzania kêu gọi ngân hàng trung ương chuẩn bị cho tiền mã hóa, bắt đầu làm việc với CBDC trong một bài phát biểu được đưa ra tại lễ khánh thành tòa nhà Ngân hàng Trung ương Swahili ở Mwanza.
Bên canh đó, các quốc gia châu Phi khác cũng đang bắt đầu tham gia vào thị trường tiền mã hóa. Đáng chú ý nhất, Nigeria đã thông báo rằng họ cũng sẽ hoạt động trên CBDC. Giám đốc điều hành Twitter là Jack Dorsey cũng từng nói rằng “Người Nigeria sẽ dẫn đầu về Bitcoin.”
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
- Block.one đồng ý trả 27,5 triệu USD trong vụ kiện ICO cho EOS
- Các công ty khai thác Bitcoin của tỉnh Vân Nam Trung Quốc phải đóng cửa vào cuối tháng 6