Charlie Lee, người sáng lập Litecoin, mới đây đã chia sẻ quan điểm rằng các tác phẩm dưới dạng Non-Fungible Token thiếu tính khan hiếm của “nghệ thuật thực sự” – một yếu tố cực kỳ quan trọng.
Các Token không thể thay thế (NFT) hiện đang là chủ đề được thảo luận sôi nổi trong cộng đồng tiền mã hóa, với những người sáng tạo và người sưu tập đều nhảy vào cuộc đua.
Tuy nhiên, cha đẻ của Litecoin (LTC) Charlie Lee cho rằng làn sóng này là không bền vững. Chia sẻ vào thứ Hai, Lee nói rằng không giống như “nghệ thuật thực sự”, NFT có “chi phí sáng tạo” bằng không.
NFTs, on the other hand, create artificial scarcity. Because of the near zero cost to create another NFT, the market will eventually be flooded with NFTs from artists trying to cash in on this craze. Supply will overwhelm demand and the prices will eventually crash.
— Charlie Lee [LTC⚡] (@SatoshiLite) February 15, 2021
Theo Lee, các nghệ sĩ trong thế giới thực bị hạn chế bởi thời gian và công sức, những giới hạn này là một dạng Bằng chứng công việc (Proof of Work). Đối với Lee, những hạn chế này tạo ra sự khan hiếm và do đó, thúc đẩy giá trị của các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bởi các nghệ sĩ nổi tiếng.
“Mặt khác, NFTs tạo ra sự khan hiếm giả tạo,” Lee bổ sung, “Do chi phí gần như bằng 0 để tạo ra một NFT khác, thị trường cuối cùng sẽ tràn ngập NFTs từ các nghệ sĩ đang cố gắng kiếm tiền từ cơn sốt này. Cung sẽ lấn át nhu cầu và cuối cùng giá sẽ sụp đổ”.
Nhận xét của ông Lee là một lời chỉ trích phổ biến đối với NFT, rằng để sở hữu những “tác phẩm nghệ thuật” này, người dùng chỉ cần một cú nhấp chuột phải và lưu. Tuy nhiên, có những lập luận khác, cho rằng môi trường sáng tạo nghệ thuật hiện tại, cả thế giới thực và kỹ thuật số, đang bị tràn ngập bởi các bản sao chép. Giá trị của tác phẩm thường phụ thuộc vào nghệ sĩ, với các nhà sưu tập chú ý đến tác giả của tác phẩm nghệ thuật, do đó phân biệt nó với các tác phẩm nhái khác.
Do đó, khả năng ký mã hóa các tác phẩm nghệ thuật là một lợi ích khác của NFT, cho phép các nghệ sĩ tạo ra siêu dữ liệu, liên kết rất nhiều tệp và các yếu tố bản quyền cần thiết khác.
Với NFT, sự khan hiếm trở thành biểu hiện của sự đồng thuận, đó là lý do tại sao một CryptoPunk cực hiếm được bán với giá 605 ETH vào tháng 1 vừa qua. Mặc dù có thể tái tạo vật phẩm quý hiếm này, nhưng nó sẽ không nằm trong bộ sưu tập do Larva Labs tạo ra vào năm 2017. Hoặc là mới đây, như Coin68 đã đưa tin, 9 “lô đất” trong trò chơi blockchain Axie Infinity đã được bán với giá hơn 888 ETH (≈ 1,5 triệu USD) vào ngày 9 tháng 2, khiến chúng trở thành đợt bán token không thể thay thế (NFT) đắt nhất từ trước đến nay.
Quan điểm của ông Lee dường như cũng giới hạn NFT trong lĩnh vực nghệ thuật hơn là xem xét bối cảnh sưu tầm rộng lớn hơn, với các yếu tố như nội dung trong trò chơi và đất kỹ thuật số – vốn cũng là một mảng rất quan trong của NFT.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: