Lần đầu tiên kể từ ngày 12 tháng 5, chỉ số Sợ hãi và Tham lam của thị trường tiền mã hóa nằm trong vùng trung lập. Trước đó, chỉ số chỉ dao động ở trong trạng thái sợ hãi kéo dài hoặc sợ hãi tột độ.
Một điều không thể phủ nhận rằng thị trường tiền mã hóa (cũng như các thị trường khác) đặc biệt luôn mang tính “giàu cảm xúc”. Bất cứ khi nào giá tăng, mọi người có xu hướng tham lam, và ngược lại bắt đầu lao dốc, họ sợ hãi.
Do đó, tâm lý thị trường là một điều cực kỳ quan trọng cần theo dõi và lưu ý khi đưa ra quyết định đầu tư hoặc giao dịch. Tại thời điểm viết bài này, chỉ số đang ở trạng thái trung lập, điều này đã không xảy ra kể từ ngày 12 tháng 5 năm nay, giai đoạn bắt đầu sụp đổ của Bitcoin kể từ mức ATH gần 65.000 USD.
Chỉ số Sợ hãi và Tham lam đo lường mức độ tình cảm chỉ dành cho Bitcoin chứ không phải phần còn lại của thị trường tiền mã hóa. Tuy nhiên, Bitcoin lại là xương sống của thị trường, do đó tầm ảnh hưởng của BTC vẫn vô cùng lớn.
Và tâm lý hiện tại đang ở mức trung lập, đây là dấu hiệu của sự thiếu quyết đoán. Nói cách khác, chỉ số cho thấy nhà đầu tư vẫn đang tìm kiếm một hướng đi rõ ràng hơn vào thời điểm hiện tại.
Đối với bản thân chỉ số, khi ở trong trạng thái cực kỳ sợ hãi, điều này thường báo hiệu một cơ hội mua tốt và khi đạt ngưỡng cực kỳ tham lam, thường là lúc bán. Tuy nhiên, khi là trung lập, có lẽ quyết định tốt nhất là chờ đợi xác nhận xu hướng sắp tới.
Song, một dữ liệu khác báo hiệu tín hiệu tích cực đang dần phục chính là Bitcoin đang dần được thu mua nhiều hơn và số lượng BTC chảy ra khỏi các sàn giao dịch trong vài ngày qua vô cùng ấn tượng.
Dựa vào biểu đồ của CryptoQuant, lượng BTC được đưa ra khỏi các sàn giao dịch trong 2 ngày qua lên đến 100.000 BTC, hoàn toàn áp đảo với số BTC được đẩy lên sàn (thường sẽ tạo áp lực bán). Thậm chí xét trên khía cạnh lịch sử, dữ liệu hiện tại còn hơn hẳn lượng BTC rút ra vào tháng 1 năm 2021, thời điểm bắt đầu chu kỳ tăng giá Bitcoin.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: