logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Cái nhìn thoáng qua về Game Blockchain – Những vấn đề bất cập liệu có được giải quyết

-22/06/2022
Cái nhìn thoáng qua về Game Blockchain
Cái nhìn thoáng qua về Game Blockchain

Khi thảo luận về GameFi, người ta thường hay đề cập tới Game Blockchain như một tương lai của lĩnh vực triệu đô này. Cũng là lúc này, vô số câu hỏi như liệu cơ hội đầu tư trong GameFi là gì, chúng có đáng để đầu tư, hay tất cả chỉ là Ponzi nhưng cộng đồng thường hay đề cập?

Song, vào thời điểm hiện tại, việc toàn thể thị trường tiền mã hóa đang rực lửa và tất cả dòng tiền rút đi nhanh chóng để lại những hoài nghi lớn hơn về mảng GameFi và những vấn đề nhức nhối làm việc phát triển Game blockchain ngày càng kém hiệu quả.

Hãy cùng Coin68 nhìn thoáng qua về GameFi, một xu hướng đáng được quan tâm trong hiện tại và tương lai sắp tới hay không.

Tổng quan về ngành Game

Một cái nhìn sơ lược về ngành Game

Ngành công nghiệp Game là một thị trường béo bở tại Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung khi Game chiếm tỉ trọng cực lớn so với thị trường giải trí.

Thống kê về ngành game của BITKRAFT
Thống kê về ngành game của BITKRAFT

Theo khảo sát của BITKRAFT và Naavik, quy mô thị trường tiềm năng của ngành Game càng ngày càng phát triển trong những năm gần đây và đã lên đến 175 tỷ USD, nhưng nếu tính thêm các công cụ phát triển, phần mềm, phần cứng v..v… thì có thể tiềm năng của ngành là lên đến 336 tỷ USD. Đây là một miếng bánh cực kỳ hấp dẫn cho bất kỳ nhà phát hành nào.

Qua thống kê trên cũng phản ánh về nhu cầu chơi game của mọi người trên thế giới cũng ngày càng tăng và nhu cầu cung ứng về game cũng đồng thời tăng trưởng mạnh mẽ.

Quá trình phát triển của ngành Game
Quá trình phát triển của ngành Game

Khi nhìn lại quá trình phát triển của ngành Game thì có thể thấy rõ ràng rằng chúng ta đang ở vào một thời kỳ mà Game Mobile và Game PC chiếm tỉ trọng nhiều nhất và đồng thời các công nghệ mới được tích hợp vào game để tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho người dùng như:

  • Công nghệ Cloud: Giúp PC cấu hình thấp cũng có thể chơi được game “nặng ký”
  • Virtual Reality: Giúp người chơi tương tác được với thế giới game một cách chân thực hơn
  • Augmented Reality: Giúp người chơi game có khả năng tương tác với môi trường thực tế hơn
  • Stream game: Giúp tạo ra kết nối trong cộng đồng người chơi game

Và đặc biệt hơn hết, công nghệ Blockchain được kết hợp vào Game để tạo ra một hệ sinh thí game hoàn toàn khác biệt có tên gọi là GameFi – Một mô hình Game kết hợp với tài chính (Finance). Mặc dù trước đó bạn có thể kiếm thêm thu nhập từ Game bằng các phương thức khác nhau, nhưng với Blockchain, thì tài chính ứng dụng thẳng vào game và nổi bật lên hẳn so với các game truyền thông nên chúng ta gọi đó là GameFi.

Ví dụ cụ thể về các dự án game trên nền tảng blockchain tại Việt Nam đã liên tục bùng nổ trong năm qua, thu hút đông đảo người chơi quốc tế và hàng triệu USD từ các quỹ đầu tư. Sau cú hit Axie Infinity – Game NFT khuấy đảo thị trường toàn cầu, hàng loạt dự án game blockchain được ra đời để đón đầu xu hướng, tiếp bước khai phá lĩnh vực mới nổi này.

Game truyền thống kiếm tiền như thế nào?

Nguồn thu và lợi nhuận chính là mối quan tâm lớn nhất của các nhà phát triển game, vì một điều đơn giản là Không có tiền làm sao mà phát triển game. Khi cả một ngành Game là một miếng bánh lớn như thế, vậy cách mà các nhà phát hành game truyền thống kiếm lấy lợi nhuận từ người chơi như thế nào? Đây thường là một câu hỏi được đặt ra bởi các nhà đầu tư và cũng được quan tâm bởi các nhà phát triển game.

Quảng cáo trên các ứng dụng Game

Đặt quảng cáo có lẽ là hình thức phổ biến nhất để đem lại doanh thu cho các nhà phát triển ứng dụng. Bởi lẽ thời gian người dùng dành cho việc chơi game là rất lớn, nên việc đặt quảng cáo trong game và các ứng dụng là hình thái phát triển nhanh nhất của ngành quảng cáo trên điện thoại. Theo số liệu thống kê thì doanh thu kiếm được từ việc đặt quảng cáo trong ứng dụng điện thoại đạt mức 100 tỷ USD vào năm 2020.

Tuy việc quảng cáo trên Game cực gây ức chế cho người chơi trên điện hay bất kỳ Web game nào nhưng không thể phủ định rằng việc này mang lại lợi nhuận cực kỳ lớn cho doanh thu của nhà phát triển. Vì người chơi xem quảng cáo cũng được lợi nhuận và người chơi không muốn xem quảng cáo thì phải mua gói không quảng cáo để chơi một cách thoải mái cũng đem lại lợi nhuận cho nhà phát hành.

Bán các sản phẩm trong Game

Chắc các bạn cũng để ý, đồ vật trong game đặc biệt như các sản phẩm giới hạn như skin Item, rồi các VIP các kiểu. Điều này cũng ảnh hưởng khá nhiều về việc trải nghiệm game của các người chơi. Tuy nhiên, bán các sản phẩm trong game thực tế là một nguồn thu chính trong game của các nhà phát hành game.

Thực tế cho thấy tựa game Liên minh huyền thoại, mặc dù là game miễn phí nhưng lại mang lợi nhuận hàng năm lên tới 1 tỷ USD khi phát hành đủ loại skin cho các nhân vật trong game của mình.

Gacha for Life

Gacha game là một dựa trên cơ chế “rút thăm trúng thưởng” được lấy cảm hứng từ máy rút thăm Gachapon bên Nhật. Lợi dụng cơ chế này, các nhà phát hành game phát triển Game Gacha theo hình thức bỏ tiền để mở các hộp quà hoặc gói vật phẩm trong game để thu thập vật phẩm, thẻ bài và mở khóa nhân vật. Những nhân vật sẽ có khả năng rơi và xếp hạng sức mạnh tuỳ thuộc vào độ hiếm khi rơi. Khi mở trùng sẽ có thể nâng cấp sao hoặc chỉ số cho các vật phẩm, nhân vật cũ. Như khi mở trùng nhân vật trong Genshin Impact thì bạn có thể nâng cấp cung mệnh cho nhân vật và tối đa là 6 lần.

Các game gacha dựa trên cơ chế tổ hợp xác suất ngẫu nhiên để thu thập trọn bộ các vật phẩm rơi theo yêu cầu của game. Hầu hết các vật phẩm nhân vật, thẻ bài đều có thể đạt được theo cơ chế gacha. Gacha giúp người chơi đạt được nhiều vật phẩm trong game và thăng cấp nhanh chóng nếu bạn là người may mắn.

Ngoài ra quay gacha còn dùng để mở theo trang phục hiệu ứng theo từng mùa sự kiện. Thường thì các sự kiện gacha có thời gian ngắn và dùng để mở khoá tính năng đặc biệt cho nhân vật mới.

Nói một cách đơn giản, cơ chế của gacha khá giống cờ bạc vì phải bỏ ra số tiền để đạt cược may mắn của người chơi vào phần thưởng sau khi quay gacha. Mà cơ chế này thì thường hấp dẫn người chơi bởi vì tính sưu tập đồ vật, tính ham muốn sở hữu và đồng thời tính kích thích khi đạt được đồ vật và mong muốn.

Doanh thu quý 1 năm 2022 của các Game Gacha nổi tiếng
Doanh thu quý 1 năm 2022 của các Game Gacha nổi tiếng

Đây là một phương thức được các nhà phát hành thích nhất khi đánh vào sự gây nghiện của nó. The Statista, doanh thu game Gacha trong quý 1 năm 2022 trên một game có thể lên tới 567 triệu đô tức 189 triệu đô/ tháng. Đây là doanh số cực khủng đối với một tựa game đã phát triển hơn 2 năm.

Bán Game

Giao dịch trên nền tảng Epic Store
Giao dịch trên nền tảng Epic Store

Đây cũng là một phương thức phổ biến khi chúng ta thấy đặc biệt rõ ràng, người chơi sẽ phải trả một khoản phí nhất định để hoàn toàn sở hữu lấy tựa game ấy trong thư viện của mình. Ví dụ Epic Store hoặc trên Steam, người chơi phải trả phí để sở hữu game được phát hành trực tiếp trên nền tảng của họ và doanh thu chia làm 2 phần: cho Nhà phát hành và cho nền tảng trung gian.

Phương thức Game truyền thống thu hút người chơi

Để một tựa Game truyền thống phát triển thì việc thu hút người chơi là nhiệm vụ hàng đầu của bất kỳ hãng game nào. Nhà phát hành sẽ tìm cách cách thu hút người chơi lâu dài nền việc tập trung rất nhiều về cơ chế trong game như: tính năng, nhân vật, cốt truyện, hệ thống vận hành, hệ thống hướng dẫn, hệ thống thông báo, đồ họa, thời gian chơi hay đồng thời luôn tổ chức các sự kiện để giữ chân người chơi ở lại. 

Rất nhiều yếu tố cần nghiên cứu kỹ như tâm lý người chơi, cộng đồng người chơi phát triển, đổi mới hay cập nhật các tính năng phù hợp hay tùy chỉnh lại độ khó của game để cải thiện và phát triển game cho phù hợp với cộng đồng người chơi.

Không chỉ vậy, các công ty phát hành game trong thị trường truyền thống chi rất mạnh tay vào mảng truyền thông đề thu hút các người chơi trẻ tuổi. Điển hình như Liên minh huyền thoại có cả series Phim hoặc MV, có các giải đấu nổi tiếng toàn cầu thu hút người đầu tư quảng cáo rất nhiều.

Game Blockchain hiện tại kiếm tiền bằng cách nào?

Khác với game truyền thống thì game NFT kiếm lấy lợi nhuận, hoặc nói Business Model của game NFT vận hành một khác hoàn toàn tách biệt so với game truyền thống.

Đối với đa phần các game NFT có mặt trên thị trường hiện tại thì đa phần các nhà phát hành bán ra NFT Character (để chơi được game trên Blockchain thì phải sở hữu NFT như một chiếc vé thông hành vào game), nhờ vậy mà các nhà phát hành thu được một khoản vốn trước khi phát hành game và đưa một phần lợi nhuận vào một Quỹ Dự trữ (Treasury DAO) để các người chơi, chủ sở hữu NFT hoặc những người nắm giữ token Governance có thể nhận lại như một phần thưởng của game.

Một cách khác, Game Blockchain bán các vật phẩm trong game với số lượng giới hạn và được đúc thành NFT. Điều này tạo sự khan hiếm của sản phẩm và đồng thời tăng lại doanh thu cho nhà phát hành.

Bên cạnh đó, mỗi giao dịch hoặc mỗi hoạt động trên blockchain đều cần một trả một khoản phí nhất định, và đây sẽ là nguồn thu chính của các nhà phát hành Game Blockchain. Khi bất kỳ hoạt động trên game đều cần sự approve của bạn, điều này lại giảm đi độ mượt khi chơi game của bạn.

Như vậy nhìn chung, game Blockchain tại thời điểm hiện tại yêu cầu người chơi phải chi một khoản tiền lớn chi phí để tham gia vào game và kiếm về lại những phần thưởng từ game và khi nhìn xa ra thì mô hình này khá giống Ponzi, khi dùng tiền của người sau trả cho người trước.

Phương thức Game Blockchain thu hút người chơi

Cách mà các nhà phát hành Game Blockchain thu hút người chơi ngoài lợi nhuận chỉ là lời nhuận. 

  • Khi nhìn vào các tựa GameFi trên thị trường. chúng ta thường chỉ quan tâm hai vấn đề là khi nào hòa vốn và khi nào chúng ta có lợi nhuận. Cho nên nhà phát hành chỉ tập trung khai phá game và đồng thời định hướng truyền thông theo hướng này nên đa phần các GameFi thu hút chỉ là những nhà đầu cơ trong thị trường tiền mã hóa và không thật sự tập trung vào các người chơi chân chính nhất (chính là Gameplay).

GameFi thu hút người chơi bằng cách cho người chơi quyền sở hữu tài sản trong game với định dạng NFT và có thể đem đi giao dịch được với người chơi khác. Điều này dẫn đến việc kỳ vọng lợi nhuận thu lại của game thủ và thu hút người thêm các nhà đầu tư.

Những bất cập mà Game Blockchain gặp phải trên con đường phát triển

Qua những nội dung trên, chúng ta có thể thấy rất rõ ràng sự tách biệt trong việc phát triển các sản phẩm GameFi và so với game Truyền thống. 

GameFi phải đối mặt với thử thách lớn nhất chính là ngưỡng cửa tham gia vào hệ sinh thái Gaming Blockchain khi mỗi người chơi phải chi ít nhất là $100 mỗi game, trong khi các tựa game truyền thống đề mua toàn bộ một con game mà người chơi có thể chơi trên máy thì dao động trung bình từ $30-$50, điều này giảm đi phần lớn người chơi. 

Bên cạnh đó, Gameplay nhàm chán khi nội dung của GameFi khá giống các Game Mobile “Mỳ ăn liền” đề người chơi “cả thèm chóng chán” do rất nhiều game Blockchain chỉ làm trong một thời gian ngắn liền cho ra mắt, cho nên ngoại trừ các nhà đầu cơ ra thì các người chơi game hay cộng đồng game quan tâm về GameFi. Điều này là một điểm trừ lớn của xu hướng GameFi tại hiện tại.

GameFi quá đề cập tính phi tập trung trong khi phát triển game trên blockchain. Khi nhìn vào vấn đề này, có người sẽ nghĩ rằng đã Game Blockchain nên có tính phi tập trung, nhưng nhìn vào thực tế, người chơi thật sự không quan tâm mấy đến việc tập trung hay không mà thường quan tâm đến nhà phát hành có phát triển hay cập nhật đúng với ý định của cộng đồng hay không.

Điều này dẫn đến Token Governance của dự án thật sự không có vai trò quan trọng đối với người chơi game thật sự trong việc quản trị nền kinh tế hay phát triển game vì người chơi game thật sự chỉ muốn chơi chứ ít ai nghĩ đến việc xây dựng game họ chỉ muốn những phút giây thư giãn, tuy có đóng góp nhưng phần lớn tập trung xây dựng cộng đồng game của riêng họ khi game thật sự cuốn hút. Bên cạnh đó, GameFi có gameplay quá nhàm chán thì sẽ không thu hút được lượng lớn người chơi và không capture value token Governance của dự án Game Blockchain đó. Đồng thời, Token Governance cũng bị ảnh hưởng khá nhiều bởi thị trường, điều này là không phải là lý tưởng để áp dụng cơ chế Token Governance.

Cuối cùng vấn đề về lạm phát trong game Blockchain là một vấn đề khá nhức đầu đối với các nhà phát hành cũng như các nhà đầu tư, cũng như các game thủ. Khi người chơi càng nhiều thì lượng token reward được phát hành càng nhiều nhưng gameplay mau chán thì người chơi đầu kiếm được nhuận thì họ nghỉ chơi không suy nghĩ làm lượng token phát thải ngày càng lạm phát đối với người chơi sau.

Góc nhìn về hướng phát triển thật sự của Game Blockchain

Điểm thứ nhất chính là lợi nhuận mang lại của một game blockchain lúc tăng trưởng mạnh và các nhà phát hành game truyền thống cũng chú ý tới điểm này nên game blockchain trong tương lai có thể là nơi tập hợp các công ty lớn đầu tư nên việc phát triển game trên blockchain là một xu hướng.

Có lẽ thật sự tương lai của ngành game là phát triển tích hợp với công nghệ Blockchain và cả công nghệ tài chính. Nhưng thật sự GameFi hay blockchain gaming hoặc nói tài chính trong Game đã phát triển ra từ thời xưa, khi người chơi có thể thật sự trao đổi vật hoặc trao đổi tài khoản để thu về lợi nhuận nhưng với công nghệ Blockchain thì việc giao dịch như vậy ngày càng minh bạch hơn trước và đồng thời có thể giao dịch tài sản trong game qua thị trường thứ cấp tạo ra doanh thu cho người chơi.

  • Ví dụ: Game Getamped, một tựa game đối có thể để cho người chơi mod skin thoải mái trong game và có thể xuất thành File để bán và giao dịch đồng thời tạo ra một nguồn lợi nhuận cho người chơi trong game và kích thích sự sáng tạo và tạo thành “Play, Create, and Earn”. Như vậy, nếu tích hợp Blockchain với game và công nghệ NFT thì việc thiết kế skin sẽ được tôn trọng bản quyền và được giao dịch trực tiếp trên sàn giao dịch và người chơi cũng có thể thoải mái về điều đó.

Hoặc nhà phát hành thiết kế lại cách tokenomic được vận hành trong game để cho phù hợp với người chơi nhỏ lẻ và thu hút các người chơi khác chứ không nên quá tập trung vào quỹ lớn như cách mà họ vận hành tại hiện tại.

  • Các nhà phát hành game có thể tập trung phát triển gameplay và áp dụng hệ thống token vào tiền tệ trong game và giới hạn lại nguồn cung token giống như tự game Nino Kuni: Cross World

Nhìn chung thì việc xây dựng Game Blockchain cần quá trình tương đối dài vì để phát triển một game AAA (Game được Chi nhiều tiền, nhiều truyền thông, và tốn nhiều thời gian để làm) trên Blockchain. Hiện tại đã có vài game blockchain đã bắt đầu phát triển trong mảng này nhưng vẫn chưa có sản phẩm nên hiện tại không còn đánh giá được nên chúng ta vẫn còn chờ đợi một thời gian khá dài.

Bài viết này chỉ là nhận định cá nhân và không phải lời khuyên đầu tư. Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư, Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định nào của các bạn.
.

-22/06/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68