logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Các vụ hack trong năm 2022 đã gây thiệt hại đến 1,7 tỷ USD, 97% đến từ DeFi

-16/05/2022

Kể từ khi làn sóng DeFi bùng nổ vào mùa hè năm 2020, những hoạt động bất hợp pháp cũng đã gia tăng rất đều đặn liên quan đến lĩnh vực này.

Các vụ hack trong năm 2022 đã gây thiệt hại đến 1,7 tỷ USD, 97% đến từ DeFi
Các vụ hack trong năm 2022 đã gây thiệt hại đến 1,7 tỷ USD, 97% đến từ DeFi

Sau khi được rót 170 triệu USD, nâng tổng định giá lên 8,6 tỷ USD, công ty phân tích Chainalysis đã công bố một báo cáo mới tập trung vào các hoạt động bất hợp pháp xảy ra trên blockchain, lưu ý rằng các nền tảng DeFi là mục tiêu phổ biến nhất mà tin tặc có xu hướng tấn công cũng như thực hiện hoạt động rửa tiền trong hai năm qua.

Biến động về các giao dịch DeFi bất hợp pháp đã tăng đều đặn trong ba năm qua. Nguồn: Chainalysis
Biến động về các giao dịch DeFi bất hợp pháp đã tăng đều đặn trong ba năm qua. Nguồn: Chainalysis

Giá trị bị đánh cắp từ DeFi đã có xu hướng tăng nhanh chóng kể từ đầu năm 2021, đạt mức cao nhất trong lịch sử vào quý 1/2022. Tổng cộng có đến 1,7 tỷ USD tiền mã hóa đã bị thủ phạm đánh cắp vào năm 2022, với 97% đến từ các nền tảng DeFi, chủ yếu đến từ hai vụ hack chấn động là Wormhole (325 triệu USD) và cầu nối Ronin (622 triệu USD).

Giá trị tiền mã hóa bị đánh cắp thông qua DeFi từ quý 1/2020 đến quý 2/2022. Nguồn: Chainalysis
Giá trị tiền mã hóa bị đánh cắp thông qua DeFi từ quý 1/2020 đến quý 2/2022. Nguồn: Chainalysis

– Xem thêm: Top 5 vụ tấn công nghiêm trọng nhất lịch sử thị trường tiền mã hóa – Kỷ lục buồn của Ronin Network

Trên thực tế trong suốt năm 2021, DeFi đã trở thành mục tiêu săn lùng nhất của các tin tặc tìm cách ăn cắp tiền mã hóa, vượt trội hơn cả sàn giao dịch tập trung và nhiều phạm vi khác trong lĩnh vực.

Giá trị tiền mã hóa bị đánh cắp thông qua các nền tảng khác nhau. Nguồn: Chainalysis
Giá trị tiền mã hóa bị đánh cắp thông qua các nền tảng khác nhau. Nguồn: Chainalysis

Hơn nữa báo cáo còn chỉ ra rằng tính đến năm 2022, hầu hết các khoản tiền bị đánh cắp, tương đương hơn 840 triệu USD đã thuộc về những tin tặc có quan hệ mật thiết với Triều Tiên.

Giá trị tiền mã hóa bị đánh cắp có liên quan đến hacker Triều Tiên. Nguồn: Chainalysis
Giá trị tiền mã hóa bị đánh cắp có liên quan đến hacker Triều Tiên. Nguồn: Chainalysis

Bên cạnh việc hack, hoạt động rửa tiền được thực hiện thông qua DeFi cũng đã phát triển không ngừng trong những năm qua, với nhiều giao thức DeFi chiếm 69% giá trị crypto có liên quan đến tội phạm so với 19% vào năm 2021.

Hoạt động rửa tiền được thực hiện thông qua DeFi và các phương thức khác qua từng năm. Nguồn: Chainalysis
Hoạt động rửa tiền được thực hiện thông qua DeFi và các phương thức khác qua từng năm. Nguồn: Chainalysis

Một lý do để giải thích cho thực trạng trên là các nền tảng DeFi cho phép người dùng giao dịch một token này với một token khác, có thể khiến việc theo dõi chuyển động của trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, không giống như các sàn giao dịch tập trung, phần lớn giao thức DeFi cung cấp khả năng này mà không lấy thông tin KYC từ người dùng, khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn đối với bọn tội phạm.

Rửa tiền dựa trên DeFi là một lĩnh vực khác mà các tin tặc Triều Tiên đang dẫn đầu. Chúng ta đã thấy một ví dụ về điều này vào năm 2021, khi nhóm hacker Lazarus Group Triều Tiên (kẻ chủ mưu đứng sau vụ hack của Ronin), đã sử dụng một số giao thức DeFi để rửa tiền sau khi đánh cắp tiền mã hóa trị giá hơn 91 triệu USD từ một sàn giao dịch tập trung.

Ban đầu, Lazarus đã đánh cắp nhiều token ERC-20, sau đó sử dụng nhiều nền tảng DeFi khác nhau để hoán đổi các token đó lấy Ethereum. Tiếp đến, họ tiếp tục gửi Ethereum đó đến một máy trộn và hoán đổi thêm một lần nữa bằng DeFi, lần này là đối với Bitcoin, trước khi chuyển Bitcoin đó đến một số sàn giao dịch tập trung để thanh lý và nhận tiền mặt. Đây chỉ là một ví dụ về cách tin tặc có thể lạm dụng giao thức DeFi để rửa tiền.

Mô hình về cách Lazarus Group lạm dụng giao thức DeFi để rửa tiền. Nguồn: Chainalysis
Mô hình về cách Lazarus Group lạm dụng giao thức DeFi để rửa tiền. Nguồn: Chainalysis

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

-16/05/2022
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68