Nhà sản xuất pin Hàn Quốc LG Chem, ‘gã khổng lồ’ công nghệ IBM, nhà sản xuất ô tô Ford và các công ty khác đã hợp tác trong một dự án Blockchain với mục đích mở rộng tính minh bạch cho chuỗi cung ứng khoáng sản toàn cầu, tác động đến pin trong điện thoại thông minh và loại phương tiện chạy bằng điện khác.
- “Đại gia” dầu khí Chevron tham gia nền tảng giao dịch năng lượng dựa trên Blockchain Vakt
- NASA đề xuất sáng kiến quản lý không lưu bằng công nghệ Blockchain
Cụ thể, dự án sẽ theo dõi việc khai thác kim loại cobalt tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Cobalt được sử dụng trong pin lithium-ion. Những năm gần đây, sự tăng trưởng của ngành công nghiệp xe điện và thiết bị di động đã kéo theo nhu cầu và giá của loại pin này leo thang chóng mặt. Người ta ước tính rằng Congo là nơi sản xuất khoảng 2/3 nguồn cung coban cho toàn thế giới.
Hướng tới mục tiêu bền vững và bảo vệ môi trường
Mục tiêu của dự án là hỗ trợ bảo vệ môi trường và nhân quyền. Các tác động từ nhà đầu tư và người tiêu dùng đã gây áp lực lên các công ty trong việc chứng minh rằng nguyên liệu thô làm ra sản phẩm không gây nguy hiểm cho môi trường hoặc có dính líu bất kì vi phạm nhân quyền nào. Tuy nhiên, tại CHDCC, các tiêu chuẩn này hiếm khi được đáp ứng, theo IBM:
“Nói về lĩnh vực khai thác công nghiệp tại CHDCC, các rủi ro môi trường và xã hội là một thực trạng đáng báo động. Các hoạt động khai thác quy mô nhỏ cobalt, đồng và 3TG (3T: Tungsten, Tantalum, Tin (Thiếc) và G: Gold (Vàng)) rải rác khắp nơi và và nguồn sinh kế của khoảng hai triệu người – những người thường bị bủa vây bởi các vấn nạn sâu sắc bao gồm vi phạm nhân quyền, cũng như tài trợ xung đột (điển hình là trường hợp 3TG ở vùng bị cô lập của đất nước).”
Dự án thí điểm dự kiến sẽ hoàn thành vào giữa năm nay. Trong quá trình thí điểm, Blockchain sẽ được sử dụng để tạo ra một lộ trình kiểm toán bắt đầu từ mỏ công nghiệp Huayou Cobalt ở Congo.
Cobalt được sản xuất từ mỏ Huayou sẽ được đặt trong túi an toàn và sau đó được lưu trữ lại trên blockchain. Sau đó nhà máy pin LG Chem, đặt tại Hàn Quốc và nhà máy Ford Motors, đặt tại Hoa Kỳ sẽ quét dữ liệu dò tìm cobalt.
Tiêu chuẩn của các nước OECD
Các tiêu chuẩn tìm nguồn cung ứng sẽ được sử dụng để xác nhận tất cả các tác nhân trong chuỗi cung ứng đã được tạo ra bởi cơ quan liên chính phủ, chủ yếu đại diện cho các nước giàu thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Tuy nhiên, dự án thí điểm dự kiến sẽ không thay thế kiểm toán do con người phụ trách.
Sau thí điểm, sáng kiến theo dõi dựa trên Blockchain sẽ được mở rộng sang các khoáng sản khác ngoài cobalt:
“Một khi chúng tôi đã hoàn thành thử nghiệm với cobalt, mục tiêu tiếp theo sẽ là tạo ra một nền tảng Blockchain mở, toàn ngành để xác thực toàn bộ phạm vi nguyên liệu thô được sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng và mở rộng mạng lưới để nhiều người khác có thể chung tay đóng góp trách nhiệm trong việc tìm nguồn cung ứng hàng hóa.”
Đây không phải là sáng kiến Blockchain đầu tiên hướng tới việc theo dõi các khoáng sản từ châu Phi để đảm bảo chúng được thu thập từ một nguồn đảm bảo. Chẳng hạn, gã khổng lồ kim cương De Beers đã có Tracr, một giải pháp theo dõi dựa trên Blockchain được thiết lập nên nhằm đảm bảo những “viên kim cương máu” không bao giờ lẫn lộn trong chuỗi cung ứng của nó.
Theo CCN
Công nghệ Blockchain được thiết kế để giúp bạn chuyển giao tài sản kỹ thuật số (như là tiền tệ), mà không cần có sự can thiệp của một bên trung gian (như là ngân hàng). Bỏ qua trung gian đồng nghĩa với việc giao dịch sẽ được xúc tiến nhanh hơn và ít tốn chi phí hơn. Đọc thêm…