logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
ads

Công nghệ Blockchain là gì? Điều bạn cần biết về công nghệ Blockchain

-07/01/2021

Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực đầu tư, ngân hàng, tiền điện tử trong những năm gần đây, chắc hẳn bạn cũng nghe đến thuật ngữ “Blockchain”. Trong thời đại 4.0, khái niệm công nghệ Blockchain trở nên quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về đặc tính và cách thức hoạt động của công nghệ này. Bài viết của chúng tôi hôm nay sẽ cung cấp một cái nhìn rõ nét và tìm hiểu công nghệ Blockchain là gì.

Công nghệ Blockchain là gì?

Mặc dù được biết đến là một công nghệ mới, Blockchain cũng đã kịp “sắm” cho mình một vài dòng sử thú vị. Năm 2008, bút danh Satoshi Nakamoto xuất bản “Bitcoin: hệ thống tiền điện tử”. Một năm sau đó, một giao dịch Bitcoin đã được thực hiện thành công. Năm 2011, 1 đơn vị Bitcoin có giá trị bằng 1 USD. Từ nên tảng này, năm 2012, Blockchain và Crypto chính thức bước vào văn hóa đại chúng bằng việc xuất hiện trên các chương trình truyền hình nổi tiếng.

công nghệ blockchain là gì

Năm 2016, IBM tuyên bố sử dụng chiến lược Blockchain cho các giải pháp kinh doanh dựa trên điện toán đám mây. Chính phủ Nhật Bản cũng công nhận tính hợp pháp của Blockchain và Crypto. Từ đó đến nay, công nghệ Blockchain đang được ứng dụng mạnh mẽ vào đời sống. Vậy thực sự Blockchain là gì?

công nhệ blockchain dược ứng dung mạnh vào cuộc sống

Như tên gọi của nó, block có nghĩa là các khối, chain có nghĩa là chuỗi, vậy Blockchain là gì? Nó được định nghĩa đơn giản là một chuỗi các khối, mà bên trong những khối đó có chứa các thông tin về giao dịch tài chính, quyền sở hữu tài sản… Công nghệ Blockchain 4.0 được xem như là một loại cơ sở dữ liệu, tức một tập hợp thông tin được lưu trữ dưới dạng điện tử trên hệ thống máy vi tính được lập trình với khả năng ghi lại và theo dõi những thông tin có giá trị, chẳng hạn như quyền sở hữu đất đai, bất động sản, hay các giao dịch liên quan đến lĩnh vực tài chính.

Blockchain gồm 3 thành phần chính là Block, Node, Miner. Trong đó, mỗi block sẽ chứa ba thành phần cơ bản gồm dữ liệu, một số nguyên 32bit có tên là nonce và một hàm băm hash.

blockchain bao gồm 3 thành phần chính

Khi khối đầu tiên của chuỗi được tạo, một nonce sẽ xây dựng một hàm băm. Điều này đồng nghĩa với việc dữ liệu đã được “đóng dấu” và không thể sửa đổi.

Blockchain dùng để làm gì?

Mục đích ra đời của blockchain là cho phép mọi người, đặc biệt là những người xa lạ, không có niềm tin với đối phương cùng chia sẻ một dữ liệu có giá trị một cách an toàn, chính xác và không mạo danh. Về cơ bản, Blockchain có thể được hiểu là khả năng mở rộng sự tin tưởng thông qua công nghệ.

blockchain dùng để làm gì

Chúng ta có thể hiểu đơn giản là những thông tin về hoạt động tài chính, giao dịch tài sản sẽ được ghi vào một cuốn sổ cái. Điểm khác biệt của Blockchain với cuốn sổ giấy là thay vì một người lưu giữ, công nghệ này sẽ giúp công khai thông tin cho những người có liên đới để cùng quản lý cũng như đảm bảo tính chính xác, minh bạch của thông tin.

Các đặc điểm chính của Blockchain

Một cơ sở dữ liệu phân tán

Hầu hết các công nghệ Blockchain được thiết kế như một cơ sở dữ liệu phi tập trung. Các “tài sản” kỹ thuật số được phân phối thay vì sao chép hoặc chuyển giao trên Blockchain. Nhờ đó, mọi người trong cùng chuỗi có thể kiểm soát thông tin, dữ liệu có trong khối.

Tính bền vững và tăng cường bảo mật của công nghệ blockchain

Trong một Blockchain, mỗi khối đều có hàm băm riêng biệt cũng như tham chiếu đến hàm băm của khối nằm trước nó. Vì vậy, việc khai thác một chuỗi khá phức tạp, đặc biệt là trên các chuỗi lớn.

Những người khai thác chuỗi này sẽ sử dụng phần mềm chuyên dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến số học vô cùng phức tạp, khi muốn tìm ra một nonce tạo ra một hàm băm được chấp nhận. Bởi, mỗi nonce chỉ có 32bit trong khi mỗi hàm băm là 256bit, nên có khoảng bốn tỷ tổ hợp nonce và hàm băm cần phải được tìm kiếm trước khi tìm ra “nonce vàng” để khối của họ được thêm vào chuỗi.

các đặc điểm chính cúa blockchain

Ngoài ra, sự thay đổi đối với bất kỳ một khối nào trong chuỗi không chỉ tác động lên bản thân nó, mà còn toàn bộ các khối khác ở phía sau. Chính vì vậy, việc thao túng công nghệ Blockchain vô cùng khó khăn. Không phải ai cũng có đủ khả năng công nghệ thông tin cũng như thời gian đủ lớn để tìm ra một nounce vàng. Do đó, công nghệ Blockchain 4.0 được đảm bảo về tính bền vững và khả năng bảo mật.

Minh bạch và không thể bị phá vỡ

Các block được nối tiếp nhau tạo thành chuỗi, một khi một block đã được cập nhật, bạn sẽ không thể xóa thông tin trong đó đi. Blockchain hoạt động dựa trên nguyên tắc ghi chép phổ biến trong tài chính là không được phép xóa bỏ dữ liệu đã cập nhật, thay vào đó cập nhật thêm các block mới, với nội dung cần chỉnh sửa và tên tuổi của người chỉnh sửa. Điều này vừa giúp rõ ràng thông tin lẫn sự toàn vẹn của các dữ liệu đã được tạo.

Một mạng lưới các node

Node là mắt xích liên kết giữa các khối trong chuỗi. Chúng có hai nhiệm vụ cơ bản là chia sẻ thông tin và giữ bản sao của các giao dịch, dữ liệu đã được cập nhật. Mỗi nút trong mạng lưới hoạt động độc lập với tư cách là những người xác minh có thẩm quyền.

blockchain là một mạng lưới các node

Đây được xem là một trong những khái niệm quan trọng khi nói đến công nghệ Blockchain. Đối với công nghệ này, không một máy tính hoặc một tổ chức nào có thể đơn phương sở hữu chuỗi. Thay vào đó, Blockchain hoạt động như một sổ cái được kết nối với nhau thông qua các nút. Các nút này có thể một loại thiết bị điện tử bất kỳ, có khả năng duy trì bản sao của Blockchain và đảm bảo khả năng hoạt động của chuỗi.

Blockchain có chức năng giống như Google Docs

Đây là cách hiểu đơn về Blockchain. Thực tế, Blockchain và Google Docs đều là những công cụ, công nghệ để lưu trữ dữ liệu, đồng thời cho phép tài liệu đào được chia sẻ với một nhóm người khác. Điều này tạo ra một chuỗi phân phối phi tập trung cho phép nhiều người cùng truy cập vào tài liệu trong cùng một thời điểm. Ngoài ra, những sửa đổi trong Google Docs và Blockchain đều được ghi lại theo mốc thời gian thực tế, đảm bảo được tính công khai của thông tin.

blockchain có chức năng giống google docs blockchain là gì

Ưu và nhược điểm của Blockchain là gì

Sự ra đời của công nghệ Blockchain mang lại nhiều lợi thế trong các lĩnh vực khác nhau, cung cấp khả năng bảo mật cao hơn trong các môi trường không đáng tin cậy.

Ba ưu điểm nổi bật của Blockchain

Phân phối

Vì dữ liệu thường được lưu trữ trong hàng nghìn thiết bị trên cùng một mạng lưới phân tán gồm các node, nên hệ thống cũng như dữ liệu trên blockchain có khả năng chống lại sự tấn công bên ngoài. Mỗi nút mạng có thể sao chép và lưu trữ một bản sao của cơ sở dữ liệu, do đó sẽ đảm bảo không có điểm nào bị lỗi.

Ổn định

Khi dữ liệu đã được cập nhật vào Blockchain thì việc xóa hoặc thay đổi nó là bất khả thi. Điều này giúp Blockchain trở thành một công nghệ tối ưu để lưu trữ các hồ sơ tài chính hay bất kỳ dữ liệu nào khác khi cần theo dõi kiểm tra vì mọi thay đều được theo dõi và ghi lại vĩnh viễn trên hệ thống.

Hệ thống đáng tin cậy

Trong các hệ thống thanh toán truyền thống, các giao dịch không chỉ phụ thuộc vào hai bên liên quan mà còn bên trung gian như ngân hàng, công ty tín dụng hoặc nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. Khi sử dụng công nghệ Blockchain, điều này không còn cần thiết nữa vì hệ thống có thể tự xác minh các giao dịch thông qua hoạt động “Mining” – “đào” coin. Do đó, Blockchain có khả năng loại bỏ rủi ro đến từ bên thứ ba cũng như giảm bớt chi phí khi giao dịch.

Nhược điểm của blockchain

Khóa cá nhân

Mỗi người dùng sẽ được cấp một khóa riêng tư tương ứng nhằm truy cập vào dữ liệu. Nếu để mất khóa riêng tư này, dữ liệu, thông tin và tài sản của họ cũng sẽ bị mất.

mỗi người sẽ được cấp một khóa cá nhân blockchain là gì

Lưu trữ

Sự tăng trưởng về dung lượng lưu trữ của Blockchain đang vượt xa khả năng mà một ổ cứng có thể tải xuống. Điều này có nghĩa là khả năng mất các node là hoàn toàn có thể xảy ra.

Sự khác biệt giữa Bitcoin và Blockchain là gì

Blockchain được phát triển nhằm tạo điều kiện sử dụng loại tiền mới vì không có ngân hàng hoặc chính phủ nào có thể tham gia giám sát các giao dịch thông qua Crypto.

Điểm khác biệt đầu tiên giữa Bitcoin nói riêng cũng như Crypto nói chung và Blockchain là Bitcoin là một loại Crypto còn Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân tán.

Điểm khác biệt thứ hai là Bitcoin hoạt động được dựa trên Blockchain, trong khi Blockchain có thể sử dụng nhiều tài sản khác, không chỉ có Bitcoin.

sự khác biệt giữa blockchain và bticoin

Điểm thứ ba, Bitcoin hoạt động ẩn danh trong khi Blockchain hoạt động dựa trên cơ chế rõ ràng. Để được sử dụng trong các lĩnh vực, Blockchain phải đáp ứng các quy tắc nghiêm ngặt mà bên còn lại đưa ra.

Cuối cùng, Bitcoin chỉ có thể chuyển tiền tệ giữa người sử dụng trong khi Blockchain có thể giao dịch tất cả mọi phương tiện bao gồm tiền tệ, quyền sở hữu tài sản…

Mặt khác, Blockchain là một “sổ cái kỹ thuật số” công khai giữa những người có nhu cầu giao dịch với nhau, và một trong những phương tiện trao đổi trong mạng lưới đó chính là Crypto.

Các phiên bản của công nghệ Blockchain

Về cơ bản, Blockchain dựa trên mô hình sổ cái phân tán, số hóa và phi tập trung.

Blockchain 1.0: Tiền tệ

Năm 2005, người ta cho ra đời ý tưởng về việc tạo ra một loại tiền điện tử. Sổ cái Blockchain ra đời như một phương tiện hỗ trợ hoạt động của loại tiền này. Nói cách khác, Bitcoin, loại crypto đầu tiên cũng chính là ứng dụng đầu tiên của Blockchain.

phiên bản 1.0 của blockchain là gì

Blockchain 2.0: Hợp đồng thông minh

Blockchain đã thoát khỏi sự hạn hẹp bằng cách vượt ra khỏi lĩnh vực crypto mà tiến đến với Smart Contract. Công nghệ này có tác dụng bảo vệ các hợp đồng thông minh dưới sự can thiệp của những người có mục đích không tốt. Khi làm việc trên loại hợp đồng này, người sử dụng sẽ không cần tiêu tốn chi phí vào việc xác thực, vận hành và chống gian lận.

blockchain là một dạng hợp đồng thông minh

Blockchain 3.0: Ứng dụng phi tập trung

Có thể hiểu đơn giản thông qua việc lấy ví dụ từ các ứng dụng trên CHPlay hay App Store là các ứng dụng được tạo ra bởi một tổ chức, cá nhân nào đó và chịu sự chi phối của họ. Trái lại, các ứng dụng xuất hiện trên Blockchain không chịu sự kiểm soát của bất cứ một cá nhân thay vào đó là một tập thể những người có mặt trong chuỗi. Đó chính là sự phi tập trung của ứng dụng trên Blockchain.

blockchain 3.0 là ứng dụng phi tập trung blockchain là gì

Coin68 sẽ có một bài viết chi tiết về các ứng dụng phi tập trung trong thời gian sớm nhất!

Blockchain 4.0: Ứng dụng thực tiễn

Blockchain của thời đại này không chỉ tập trung vào lĩnh vực tài chính mà còn trở thành một giải pháp cho các vấn đề cơ bản của đời sống. Blockchain có tác dụng hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng một quá trình làm việc xuyên nền tảng, chẳng hạn như chuỗi cung ứng, hệ thống xử lý đơn hàng tự đồng, thanh toán, thu thập dữ liệu Internet.

blockchain 4.0 là ứng dụng thực tiễn

Công nghệ Blockchain hoạt động như thế nào?

Cơ chế hoạt động của Blockchain dựa trên sự đồng thuận đến từ đa số và không có trung gian. Một khối muốn có mặt trong chuỗi, cần phải đạt những yêu cầu sau:

  • Mọi thông tin giao dịch đều phải được ghi lại và được xác nhận những cá nhân có quyền quản lý dữ liệu trong khối.
  • Tiếp theo, sau khi quá trình chuyển đổi thành hàm băm, khối đó sẽ được đóng lại và nối tiếp chuỗi.

Tại sao việc sửa dữ liệu trên Blockchain là bất khả thi?

Như đã nói ở trên, dữ liệu lưu trữ trong một khối sẽ đi kèm với một hàm băm tương ứng. Khi ta sửa đổi dữ liệu trong khối, các khối tiếp theo năm trong chuỗi sẽ trở nên không hợp lệ. Do đó, khi muốn thay đổi một khối, ta cũng phải đảm bảo tính hợp lệ của các khối phía sau.

tại sao sửa dữ liệu trên blockchain là bất khả thi

Mặt khác, Blockchain hoạt động dựa trên kiến trúc mạng ngang hàng, cho phép mọi người đều có quyền truy cập vào mạng lưới. Mỗi cá nhân sẽ nhận đều sở hữu một bản copy của Blockchain, đồng thời chỉ khi có 50% nút đồng thuận thì một khối mới mới được xem là hợp lệ và được thêm vào chuỗi.

Do đó, bạn sẽ không thể nào tự ý sửa đổi nội dung có trong một Block nằm trong Blockchain.

Blockchain có bao nhiêu loại? ?

Dựa trên một số tiêu chí, các hệ thống Blockchain được phân loại thành 3 loại chính:

Public Blockchain:

Blockchain công khai cung cấp nền tảng mở cho mọi người từ nhiều tổ chức hay cá nhân tham gia giao dịch và khai thác. Một điểm quan trọng là không tồn tại bất cứ một hạn chế nào đối trong hệ thống công cộng này. Do đó, đây còn được gọi là Blockchain “không phần quyền” khi mọi người đều được trao quyền tìm hiểu, ghi lại các giao dịch và thực hiện kiểm toán hoặc xem xét các khối trong chuỗi không kể thời gian. Hệ thống này được coi là nền tảng mở và hoạt động trên cơ chế đồng thuận phi tập trung.

blockchain có bao nhiêu loại public blockchain

Private Blockchain

Đây là hệ thống Blockchain được thiết lập để tạo điều kiện chia sẻ và trao đổi dữ liệu riêng tư giữa một nhóm cá nhân thuộc một tổ chức hoặc giữa nhiều tổ chức với nhau. Private Blockchain được hiểu là một chuỗi được cấp phép, và chỉ những ai được phân quyền mới có thể truy cập vào chuỗi và các khối. Hệ thống này hoạt động theo cơ chế tập trung.

hệ thống private blockchain

Consortium Blockchain – Permissioned Blockchain

Được hiểu là một Blockchain liên hợp bao gồm một tập hợp các node được xác định trước khi chịu trách nhiệm về sự đồng thuận cũng như xác thực khối. Hệ thống tập trung một phần này nằm dưới sự kiểm soát của một số node xác thực được chọn, có khả năng quyết định dữ liệu của khối là công khai hay hạn chế.

consortium blockchain và permissioned blockchain

Các thuật toán đồng thuận trong Blockchain là gì

Thuật toán đồng thuận là một thủ tục mà qua đó tất cả các thành viên thuộc mạng lưới Blockchain đồng lòng để đạt thỏa thuận chung. Có thể hiểu cơ bản, thuật toán đồng thuận đảm bảo rằng mọi khối mới được thêm vào chuỗi là phiên bản duy nhất và được các nút chấp nhận.

Giao thức đồng thuận trong Blockchain bao gồm các mục tiêu cụ thể như thỏa thuận, hợp tác bình đẳng và bắt buộc tham gia đối với từng nút. Do đó, mỗi thuật toán đồng thuận nhằm mục đích tìm ra một thỏa thuận chung mang lại lợi ích cho toàn bộ hệ thống.

Các thuật toán đồng thuận của Blockchain:

PoW

Đây là thuật toán mà Bitcoin đã sử dụng. Ý tưởng chính của thuật toán này là các nút sẽ có cơ hội được giải một “câu đố toán học”, nút nào giải được càng sớm thì sẽ được khai thác các khối tiếp theo trong chuỗi.

PoS

Đây được xem là giải pháp thay thế của PoW. Đối với thuật toán này, thay vì đầu tư vào phần cứng người tham gia sẽ sử dụng tiền đầu tư của họ để làm cơ sở đặt vào các khối mà họ nghĩ rằng sẽ là thành phần tiếp theo của chuỗi. Dựa trên các khối thực tế được thêm vào Blockchain, tất cả những người xác nhận sẽ nhận thưởng tương ứng với số tiền mà họ đã đặt cược.

các thuật toán đồng thuận trong blockchain thuật toán pos

PoB

Thuật toán này cho phép các miners gửi tiền đến một địa chỉ mà họ không thể truy cập, nhằm tìm kiếm cơ hội được hưởng đặc quyền khai thác trên hệ thống dựa theo một quy trình lựa chọn ngẫu nhiên. Tùy thuộc vào các triển khai, các “thợ đào” có thể sử dụng tiền có trong ứng dụng Blockchain hoặc tiền tệ của chuỗi thay thế, chẳng hạn như tiền Bitcoin. Lượng tiền đầu tư tỉ lệ thuận với khả năng được chọn để khai thác khối tiếp theo.

PoC

Thuật toán này chú trọng vào đầu tư không gian của ổ cứng. Khi các trình xác thực dung lượng ổ cứng xuất hiện càng nhiều, họ sẽ có thêm lợi thế trong việc được chọn khối để khai thác và nhận phần thưởng.

thuật toán đồng thuận poc trong blockchain

PoET

PoET là một trong những thuật toán đồng thuận công bằng nhất trong việc chọn khối tiếp theo dựa trên những phương tiện hợp lý. Trong thuật toán này, mọi tình xác thực trên mạng đều có cơ hội hợp lý để tạo khối của riêng họ. Tất cả các nút thông qua một khoảng thời gian ngẫu nhiên, để nhận thông tin về các khối đã tạo. Người chiến thẳng là người xác nhận có giá trị hẹn giờ thấp nhất. Sau đó, chuỗi sẽ thêm khối từ nút của người đó.

Ai tạo ra công nghệ Blockchain?

Năm 2008, Blockchain được đặt nền tảng bởi Satoshi Nakamoto, một nhân vật hoặc tổ chức ẩn danh mà đến nay không ai có thông tin chính xác về họ.

ai tạo ra công nghệ blockchain

Blockchain có thể dùng ở đâu?

Blockchain sẽ được dùng trong những lĩnh vực sau đây:

Hợp đồng thông minh

Đây là các kỹ thuật số được nhúng bởi đoạn code IFTTT trong hệ thống, cung cấp cho các bên về nội dung chi tiết cũng như các điều khoản trong hợp đồng đều sẽ được thực hiện một cách tự động theo những gì đã được lập trình sẵn.

Nền kinh tế chia sẻ

Blockchain sẽ loại bỏ sự chênh lệch xuất hiện trong nền kinh tế bằng cách duy trì các nền tảng phi tập trung, ngang hàng để mọi giao dịch đều có thể tiến hành một cách minh bạch, không chịu sự chi phối của các bên trung gian. Nhờ đó, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng một thị trường chia sẻ kinh tế.

blockchain trong nền kinh tế chia sẻ

Mở rộng thị trường huy động vốn

Như đã nói ở trên, Blockchain có khả năng đảm bảo được tính minh bạch và an toàn giữa việc trao đổi thông tin giữa các bên. Nhờ vậy, khách hàng và doanh nghiệp có thể tiếp cận nhau dễ dàng, nhanh chóng và đáng tin cậy hơn.

Kiểm tra chuỗi cung ứng

Blockchain được sử dụng trong việc quản lý chuỗi cung ứng các lĩnh vực Logistics, nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm. Công nghệ này mang lại nhiều lợi ích đối với chuỗi cung ứng bằng khả năng cập nhật nhanh chóng và chính xác, thông tin được mã hóa đảm bảo tính an toàn và minh bạch, giảm thiểu chi phí quản lý cũng như gia tăng niềm tin của người tiêu dùng.

Cùng một số ứng dụng khác trong

  • Quản trị
  • Lưu trữ file
  • Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
  • Internet of Things (IoT)
  • Quản lý danh tính
  • AML và KYC (AML là chống rửa tiền và KYC là xác minh danh tính)
  • Hệ thống lưới vi mô lân cận (Neighbourhood Microgrid)
  • Lưu trữ thông tin
  • Giao dịch chứng khoán

Các ứng dụng của trong đời sống của Blockchain là gì

Blockchain hiện đang được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống.

Ứng dụng Quản lý tài sản sử dụng blockchain là gì

Tài sản ở đây có thể là tài sản hữu hình như máy tính, laptop hoặc tài sản vô hình như phần mềm, dịch vụ. Blockchain cung cấp khả năng lưu trữ và chia sẻ của mình cho mạng lưới kinh doanh. Các hoạt động quản lý bao gồm sản xuất tuần tự các khối tài sản, xác nhận tài sản, vốn hóa tài sản, kích hoạt bảo hành và cài đặt tài sản.

Ứng dụng trong Bất động sản của blockchain là gì

Các giao dịch trong BĐS thường khá cồng kềnh, kém minh bạch và tốn kém do sự tham gia của nhiều bên trung gian khác nhau. Do đó, nhiều người tìm đến Blockchain như một cách thức thông minh mã hóa mọi dữ liệu về tài sản bất động sản cũng như những thuộc tính của chúng thành một địa chỉ kỹ thuật số tương ứng. Những thông tin được lưu trữ bao gồm thuộc tính sử dụng, tài chính, pháp lý, hiệu suất tòa nhà, thuộc tính vật lý, lịch sử giao dịch.

các ứng dụng của blockchain trong đời sống

Ứng dụng trong Tài chính của Blockchain là gì

Quy trình này vô cùng quan trọng nhưng cũng khá tốn thời gian bởi nhiều yếu tố tác động như trung gian, ngân hàng và tiền tệ. May mắn thay, Blockchain có thể tăng tốc và đơn giản hóa quá trình này bằng việc xóa bỏ vai trò của trung gian. Đồng thời, giúp việc chuyển tiền trở nên hiệu quả hơn. Cho đến nay, Blockchain đã giúp giảm chi phí chuyển tiền từ 5-20% xuống còn 2-3% tổng tiền, cũng như cung cấp các giao dịch thời gian thực được đảm bảo trên toàn cầu.

Hỗ trợ trong việc khác

Không chỉ liên quan đến tài sản, kinh tế, Blockchain còn hoạt động tích cực trong lĩnh vực tình yêu. Cụ thể, hệ thống này có thể tìm kiếm trực tuyến một cô dâu và chú rể ngẫu nhiên, tạo cơ hội để họ gặp mặt và làm quen. Mục đích cuối cùng là đi đến một cuộc hôn nhân. Năm 2014, một cặp đôi tên là Joyce và David Mondrus đã nên duyên thành công nhờ phương pháp này,

Ứng dụng trong Chăm sóc sức khỏe của Blockchain là gì

Thay vì lưu trữ trên hồ sơ giấy hoặc ổ cứng của một máy tính, thì này bệnh án của bệnh nhân đã được đẩy vào từng khối trong chuỗi để lưu trữ một cách phi tập trung, đồng thời cho phép các bác sĩ và Công ty Bảo hiểm truy cập để nắm bắt tình hình bệnh của bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh nhân cần chuyển viện, họ chỉ cần di chuyển thông tin trên chuỗi thay vì hồ sơ giấy phức tạp.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin toàn diện, đáng chú ý về Blockchain, công nghệ của thời đại mới, đặc biệt là 4.0. Nó được sử dụng trên toàn cầu nằm duy trì cơ sở hạ tầng ngang hàng dưới hình thức phân quyền. Coin68 hy vọng bài viết Blockchain là gì? này hữu ích đối với những ai đang muốn tìm hiểu và hoạt động trên Blockchain.

Nội dung trong bài viết này không được xem là một lời khuyên đầu tư, các bạn nên tìm hiểu đầy đủ và trang bị đầy đủ cho mình kiến thức về tài chính cũng như Crypto để có thể đưa ra những quyết định và sự lựa chọn đúng đắn nhất. Chúc các bạn thành công!

-07/01/2021
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68