Có rất nhiều tin đồn rằng công ty con của tập đoàn LG là LG CNS, đang trở thành đối tác kỹ thuật giúp sàn giao dịch tiền mã hóa Bithumb phát triển thị trường NFT, dự kiến sẽ ra mắt trong năm 2022.
Giám đốc điều hành Bithumb là ông Heo Baek-young đã xác nhận trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 13 tháng 1 rằng sàn giao dịch hiện đang phát triển một thị trường NFT để duy trì khả năng cạnh tranh với Korbit và Upbit, hai sàn giao dịch nội địa khác của Hàn Quốc.
“Thị trường NFT sẽ rất quan trọng trong việc quảng bá nội dung dựa trên blockchain, sẽ trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển của Bithumb trong tương lai.”
Một số phương tiện truyền thông ở Hàn Quốc đã báo cáo rằng thị trường NFT Bithumb đang được phát triển với sự hợp tác của gã khổng lồ công nghệ LG CNS, nhưng một quan chức từ Bithumb cho biết họ vẫn chưa xác nhận thông tin chi tiết với giới truyền thông.
Việc tung ra thị trường NFT sẽ giúp Bithumb cải thiện đáng kể vị thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Bithumb hiện đang đứng ở vị trí thứ hai trong số các sàn giao dịch của Hàn Quốc được xếp hạng theo khối lượng giao dịch, đồng thời là đại diện lọt vào mắt xanh của ngân hàng Morgan Stanley. Tuy nhiên, Bithumb lại kém xa Upbit, khi chỉ ghi nhận 730 triệu USD giao dịch trong 24 giờ qua, khá cách biệt với 1,7 tỷ USD của Upbit.
Về phần còn lại, Upbit đã ra mắt thị trường NFT của riêng mình vào tháng 11 năm 2021 với sự cam kết từ nhóm nhạc hàng đầu K-pop là BTS cho nội dung NFT độc quyền. Bên cạnh đó, sàn Korbit, thuộc sở hữu của gã khổng lồ chơi game Nexon, đã thực hiện động thái tương tự vào tháng 6 năm 2021. Korbit là sàn giao dịch tiền mã hóa lớn thứ tư của Hàn Quốc với khối lượng giao dịch 24 giờ khoảng 7 triệu USD.
Song, đây có thể xem là một tín hiệu vô cùng tích cực dành cho lĩnh vực NFT trước bối cảnh thị trường đang diễn biến khá tiêu cực từ ảnh hưởng của Bitcoin. Hàn Quốc vốn đã rất nổi tiếng với độ “FOMO” trong ngành tiền mã hóa.
Điển hình là hiệu ứng “Kimchi Premium” từng xảy ra rất nhiều trong lịch sử, thậm chí CoinMarketCap phải dừng lấy tham chiếu giá từ các sàn giao dịch Hàn Quốc vì chỉ số này quá cao. Mới đây, nhờ vào tin list sàn Upbit, Near cũng đã ghi nhận mức tăng trưởng chóng mặt chỉ trong thời gian ngắn.
Trong khi các nhà giao dịch NFT toàn cầu có xu hướng khai thác và giao dịch trên OpenSea, thì nhà đầu tư tại Hàn Quốc có xu hướng duy trì trên các nền tảng tập trung. Mặc dù blockchain Klaytn đang được phát triển ở quốc gia này và là một trong ba nền tảng có hỗ trợ gốc trên OpenSea, khối lượng giao dịch trên Klaytn vẫn tụt hậu so với Polygon và Ethereum.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: