Ngân hàng lớn nhất nước Đức – Deutsche Bank vừa xếp hạng Bitcoin nằm ở vị trí thứ 3 trong số tất cả các loại tiền tệ toàn cầu theo vốn hóa thị trường lưu hành. Đây là thành tựu xứng đáng với vị thế và những gì Bitcoin đã đạt được trong quá trình phát triển trên chặng đường vài năm trở lại đây.
Kể từ khi được tạo ra chỉ hơn một thập kỷ trước, Bitcoin (BTC) đã tạo ra một điều thần kỳ khi tăng từ mức khởi điểm là con số 0 tròn trĩnh lên đến giá trị hiện tại hơn 59.000 USD. Vốn hóa thị trường của Bitcoin, nguồn cung lưu thông nhân với giá trị của mỗi đơn vị, tăng vọt lên trên 1.000 tỷ USD, khiến Bitcoin không chỉ trở thành đồng tiền mã hóa số 1 thế giới mà còn lớn hơn hầu hết các loại tiền tệ fiat của chính phủ.
Mới đây, Deutsche Bank chính thức xếp hạng Bitcoin là đơn vị tiền tệ số 3 thế giới, chỉ đứng sau đồng USD và EUR, đồng thời cũng cho rằng Bitcoin hiện đang quá quan trọng để bỏ qua. Vào đầu năm 2019, Bitcoin chỉ tương đương 3% USD đang lưu hành, nhưng vào tháng 2/2021, BTC đã vượt quá 40% số USD đó.
Đồng USD cho đến nay vẫn là tiền tệ fiat lớn nhất tính theo nguồn cung lưu hành và giá trị thị trường, tổng giá trị lưu thông là 2.000 tỷ USD. Tiếp theo là EUR – một loại tiền tệ tương đối mới được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2002 và hiện được sử dụng trên khắp châu Âu và hầu hết các quốc gia thành viên EU.
Đồng yên Nhật Bản (JPY) không kém xa ở vị trí thứ tư sau Bitcoin, chỉ kém 1.090 tỷ USD khi so sánh với đồng USD. Đồng rupee Ấn Độ (INR), đại diện khác đến từ châu Á, hiện có hơn 34.000 tỷ INR tiền giấy đang được lưu hành, trị giá chỉ 469 tỷ USD.
Bitcoin hiện có 18,66 triệu đơn vị đang lưu thông, mỗi đơn vị BTC trị giá khoảng 59.000 USD tại thời điểm viết bài. Ở mức vốn hóa thị trường hiện tại, Bitcoin có nguồn cung tiền trị giá hơn 170 loại tiền tệ fiat khác nhau.
Các giao dịch BTC đang tăng lên, nhưng không theo cấp số nhân như vốn hóa thị trường. Hiện tại, các giao dịch Bitcoin trung bình khoảng 0,5 tỷ mỗi ngày, rất nhỏ. Con số này chỉ bằng 0,02% so với đồng EUR và 0,009% với USD. Giá trị giao dịch trung bình hàng ngày đối với USD là 5.800 tỷ và EUR là 2.100 tỷ.
Do đó, con đường tiến tới đơn vị tiền tệ số 1 toàn cầu của Bitcoin là hoàn toàn có khả thi. Với mức vốn hóa thị trường hiện tại là 1.100 tỷ đô la, Bitcoin sẽ cần tăng giá thêm 82% để hoàn thành sứ mệnh khi được tính theo giá trị lưu thông.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
- Visa, Mastercard? Bitcoin cao hơn cả 3 ngân hàng lớn nhất thế giới cộng lại rồi đây
- Bank of America tuyên bố chỉ tốn 93 triệu USD để khiến giá Bitcoin lên 1%
- Morgan Stanley cung cấp quyền đầu tư Bitcoin cho khách hàng – BTC lập tức bùng nổ