Tuy Bitcoin đã có những chuyển biến không mấy tích cực trong năm 2018 nhưng xét trên một chặng đường dài mà Bitcoin trải qua thì đó vẫn chưa là gì so với đồng tiền điện tử được coi là “vàng” trong thị trường tiền điện tử. Bitcoin đã có cả một năm 2017 khiến cả thế giới phải xôn xao về việc Bitcoin chạm mốc 20.000 USD vào khoảng cuối năm 2017. Vậy Bitcoin là gì mà phải khiến cả thế giới phải trầm trồ? Bitcoin từ đâu mà ra? Bài viết này sẽ giúp đọc giả của Coin68 hiểu thêm về những thông tin của Bitcoin.
Tổng quan về Bitcoin
Bitcoin (hay còn được viết tắt là BTC) là một đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới và cũng là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của thị trường Cryprocurrency (thị trường tiền điện tử, tiền ảo, tiền mã hoá, tiền kỹ thuật số, tiền Internet,…).
21 triệu BTC đó chính là tổng số Bitcoin đã được tạo ra. Sẽ không có một ai thay đổi được con số này kể cả người sáng lập là Satoshi Nakamoto. Hiện tại, số Bitcoin đã được khai thác rơi vào khoảng hơn 17 triệu BTC tức là còn có 4 triệu BTC để khai thác mà thôi. Tuy nhiên, con số Bitcoin thực tế được lưu hành trên thị trường sẽ nhỏ hơn 17 triệu. Vì một phần bị người dùng làm mất, do ổ cứng lưu trữ bị hư, quên mật khẩu ví lưu trữ….. rất nhiều lý do khác. Đơn vị của Bitcoin là Satoshi với tỉ lệ 1 Bitcoin bằng 100,000,000 Satoshi.
Vào ngày 31 tháng 10 năm 2008, Bitcoin lần đầu được xuất hiện trong một bài đăng với title là Bitcoin trên trang web metzdowd.com. Sau đó vào năm 2019, Bitcoin được phát hành dưới dạng một phần mềm mã nguồn mở. Bitcoin sử dụng giao thức ngang hàng (peer-to-peer) cho tất cả các giao dịch và cũng chính điều đó đã giúp Bitcoin loại bỏ được bước trung gian khi thực hiện một giao dịch (như ngân hàng). Và khi không có trung gian giữa một giao dịch thì sẽ gần như không tốn phí giao dịch cho một bên trung gian.
“Cha đẻ” của Bitcoin và cũng là chủ nhân của bài viết trên trang web metzdowd chính là Satoshi Nakamoto. Và tính cho đến nay, câu hỏi Satoshi Nakamoto là ai vẫn chưa có lời giải. Càng đi tìm manh mối về Satoshi thì lại càng mông lung, cho đến khi mọi nỗ lực tìm kiếm thông tin về ông đang dần nguội lại thì ông lại bất ngờ trở lại một một status có nội dung là “nour” trên website http://p2pfoundation.ning.com/m?id=2003008. Tuy vậy, có rất nhiều cái tên bị nghi ngờ là Satoshi và kèm theo nhiều giả thuyết được đưa ra về Satoshi, một số cái tên bị nghi ngờ chính là:
- Nick Szabo
- Craig Steven Wright
- Hal Finney
- Elon Musk
- Dorian Nakamoto
- Bitcoin dùng để làm gì?
- Như tất cả cả loại tiền thông thường. Bitcoin được dùng để mua bán trao đổi hàng hóa, đặc biệt là các giao dịch online.
- Bitcoin được tạo ra như thế nào?
- Bitcoin được tạo ra bằng cách dùng những thuật toán máy tính để giải những bài toán siêu phức tạp. Lời giải của bài toán này sẽ được dùng làm giả thuyết cho bài toán tiếp theo. Bất cứ ai cũng có thể sử dụng sức mạnh máy tính để tham gia giải những bài toán này ( miners đào bitcoin).
- Ai sáng tạo ra Bitcoin?
- Bitcoin được đề xuất sử dụng bởi kỹ sư phần mềm Satoshi Nakamoto.
- Ai in ra Bitcoin?
- Không một ai cả, không do ngân hàng, chính phủ, tập thể hay cá nhân nào có thể tùy ý in, tạo ra Bitcoin.
- Đặc tính cơ bản của Bitcoin?
- Decentralized: không tổ chức nào có thể tùy ý tạo ra, kiểm soát hay ngăn cản việc sử dụng bitcoin. Chính toàn bộ hệ thống internet trên thế giới giám sát và kiểm chứng từng giao dịch Bitcoin.
- Lạm phát gần như bằng Zero: thuật toán bitcoin được chứng minh là chỉ có thể tạo ra tối đa 21 triệu Bitcoin trên toàn thế giới. Trữ lượng bitcoin là có giới hạn (tương tự như vàng).
- Dễ sử dụng: bất cứ ai cũng có thể dễ dàng tạo ví (address) Bitcoin trong vài phút và sử dụng nó để gửi, nhận tiền ngay lập tức.
- Ẩn danh: ví bitcoin không buộc phải liên kết với bất cứ thông tin cá nhân nào. Số lượng ví một người có thể tạo là không giới hạn.
- Minh bạch: chi tiết từng giao dịch trên mạng bitcoins đều được công khai trên internet. Chỉ ra một ví bất kì, ai cũng có thể xem lịch sử giao dịch cũng như số lượng bitcoins ví đó đang nắm giữ. Họ chỉ chưa biết đó có phải là ví của bạn hay không.
- Nhanh: bitcoin được gửi và nhận chỉ trong vài chục phút.
- Phí cực nhỏ: phí chưa bao giờ là vấn đề đối với giao dịch trong hệ thống bitcoin.
- Không hoàn lại: một khi bitcoin đã gửi đi, cách duy nhất bạn có thể lấy nó lại là người nhận gửi nó lại cho bạn.
>> Xem ngay: giá bitcoin hôm nay
Đặc điểm và tính năng của Bitcoin
Điểm làm cho Bitcoin trở nên khác biệt đối với những loại tiền tệ khác đó chính là tính phân quyền (Decentralized) hay còn gọi là tính phi tập trung. Khác với tiền fiat có đặc tính tập quyền (Centralized) được kiểm soát bởi tổ chức như ngân hàng hay chính phủ thì điều đó không xảy ra với Bitcoin.
Ưu điểm của Bitcoin:
- Bitcoin hoàn toàn không thể bị làm giả như tiền fiat.
- Bitcoin không thể được tạo ra mà bạ chỉ có thể khai khác hay còn được gọi là đào Bitcoin (mining).
- Thuận tiện trong giao dịch vì không có hạn mức giao dịch cũng như không bị quản lý về số lượng gửi và nhận ở bất kỳ đâu.
- Chi phí giao dịch cực thấp và gần như bằng 0 nếu so sánh với các hình thức chuyển tiền khác.
- Bảo vệ môi trường: không phải sử dụng hóa chất in ấn hay khai tác để tạo ra nó nên rất an toàn với môi trường. Hệ thống máy tính xử lý giao dịch Bitcoin tiêu tốn ít điện năng hơn nhiều so với hệ thống tài chính hiện tại.
- Tiềm năng phát triển trong lĩnh vực thương mại điện tử: Hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp, công ty, cửa hàng, cho phép sử dụng bitcoin để thanh toán hóa đơn, mọi giao dịch bitcoin không thể hoàn trả hay đảo ngược lại, nên mọi tình trạng gian lận đều vô ích với Bitcoin.
- Bảo mật cao và rất an toàn: Mọi thông tin giao dịch đều được hiển thị trên internet nhưng danh tính người giao dịch không xuất hiện nên tính bảo mật thông tin của Bitcoin rất cao. Tính tới thời điểm hiện tại thì vẫn chưa hề có một lỗ hổng bảo mật nào để làm mất Bitcoin của người dùng trừ việc người dùng tự làm lộ thông tin của mình.
Nhược điểm của Bitcoin:
- Giá bitcoin thường giao động mạnh, biên độ giao động lớn.
- Là công cụ tiếp tay cho Hacker, tội phạm rửa tiền lộng hành.
- Nếu chưa rành về công nghệ thì không dễ để sử dụng Bitcoin.
- Không thể lấy lại tiền khi giao dịch đã xảy ra vì đã được ghi vào Blockchain thì không một ai có thể thay đổi hay chỉnh sửa thông tin được.
- Tính hợp pháp của Bitcoin
Sự tiện lợi và nhiều lợi ích của Bitcoin mang lại là những điều không thể phủ nhận được, tuy vậy giao dịch Bitcoin cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vào tháng 2 năm 2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra thông cáo báo chí rằng: Tất cả các hoạt động sử dụng Bitcoin để thanh toán tại Việt Nam sẽ không được pháp luật bảo vệ và công nhận, tuy nhiên không vi phạm điều khoản nào trong pháp luật Việt Nam. Điều này có nghĩa là khi bạn mua hoặc bán Bitcoin xảy ra bất kỳ rủi ro nào, nhà nước sẽ không chịu trách nhiệm.
Hình bên dưới cho thấy tính hợp pháp của bitcoin trên toàn thế giới:
- Xanh lá: Hợp pháp
- Đỏ: Luật pháp dị nghị với bitcoin
- Vàng: Pháp luật không cấm, nhưng cũng không thừa nhận, gây nhiều tranh cãi.
- Xanh đen: Chưa rõ
Có rất nhiều mục đích mua Bitcoin:
- Hodl dài hạn
- Một số thì đầu tư kiểu lướt sóng, mua khi giá thấp và trữ để bán ăn chênh lệch
- Tham gia vào các nhóm đào bitcoin, các mạng lưới đầu tư (HYIP)
- Tham gia vào các sàn cho nhận (Lending ,ponzi,..)
Trên thế giới cũng có một số nước tương tự như: Ấn độ, Singapore, Hà Lan, Đan Mạch, NaUy,.. Nhà nước miễn trừ trách nhiệm đối với Bitcoin hay bất cứ đồng tiền điện tử nào khi người dân sử dụng mà không được kiểm soát bởi ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nước nhận thấy tiềm năng của đồng tiền này và cho phép giao dịch công khai, hợp pháp hóa sử dụng Bitcoin trong giao dịch Thương mại điện tử, điển hình là Mỹ.
Làm thế nào để có thể kiếm được lợi nhuận từ Bitcoin
Có 4 phương thức có thể giúp bạn kiếm được lợi nhuận từ Bitcoin:
- Mining hoặc tham gia vào các mining pool
- Làm thương gia (merchant), trung gian giao dịch buôn bán Bitcoin kiếm lợi nhuân
- Đầu tư vào các dự án cho nhận (rủi ro cao dễ bị lừa đảo, mất tiền)
- Bỏ tiền nhàn rỗi mua Bitcoin đầu tư
- Trading lướt sóng
Dự đoán xu hướng thị trường tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng trong năm 2019
3 xu hướng của thị trường tiền điện tử trong năm 2019 được kỳ vọng sau đây:
- Các startup về Blockchain sẽ chuyển sang hình thức phát hành STO (Security Token Offering)
- Sàn giao dịch phi tập trung sẽ là xu hướng mới khi đầu tư Bitcoin
- Stablecoin sẽ phát triển bởi vì vẫn duy trì được tỷ giá 1:1 theo đồng đô la Mỹ, nhưng vẫn áp dụng được công nghệ Blockchain để chuyển giao giá trị
- Dapps sẽ phát triển mạnh mẽ
Bitcoin có lừa đảo không?
Chắc chắn bạn đã từng nghe rất nhiều về câu chuyện “Bitcoin lừa đảo hàng nghìn tỉ, Bitcoin bla bla,…” qua các kênh truyền thông báo chí, kênh TV có liên quan. Vậy thực hư câu chuyện này là như thế nào?
Đầu tiên, theo quan điểm cá nhân của mình: Bitcoin là một loại tiền tệ có giá trị thực hay nói một cách chính xác nhất thì bitcoin là đồng tiền tiền kỹ thuật số có giá trị thực, không có tổ chứng hay cá nhân nào đứng đầu, quản lý, vì vậy không thể nào kết luận Bitcoin là lừa đảo cả. Hơn nữa, nếu search google với từ khoá “Bitcoin lừa đảo” thì sẽ có kha khá bài báo nói về những trường hợp này, cũng giống như việc bạn bị lừa tiền, lừa tài sản.
Đa phần lý do của những vụ việc lừa đảo Bitcoin là:
- Một số người tham lam đầu tư mù quáng (bán nhà, cầm cố đất đai), và hình thức này thì đầu tư vàng cũng mất như năm 2012 chứ đừng nói gì đến Bitcoin.
- Bị lộ thông tin ví và bị hack
- Mua bitcoin và tham gia sàn cho nhận, lending, đa cấp nhằm hưởng lãi cao và khi sàn sập thì mất trắng tiền.
Nhiều nguồn tin còn cho rằng bitcoin có thể là một mô hình lừa đảo đa cấp dạng ponzi. Tuy nhiên, báo cáo từ World Bank (Ngân hàng quốc tế, một tổ chức tài chính quốc tế) năm 2014 kết luận rằng “trái với ý kiến của nhiều người, Bitcoin không phải là mô hình lừa đảo Ponzi” nhưng rất có thể bị kẻ xấu lợi dụng bitcoin cho những hình thức lừa đảo riêng của họ.
Tóm lại tất cả là do thiếu thông tin không tìm hiểu kỹ hoặc do quá ham lợi nhuận, ngoài ra cũng do biến động thị trường làm cho giá Bitcoin lên xuống đột ngột. Và tất cả các thông tin như thế đều rất hay bị truyền thông, báo chí khai thác quá mức làm cho cộng đồng hiểu sai bản chất vấn đề.