logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Bitcoin & Ethereum: “Giao dịch bằng tin tức” đối đầu với “Giao dịch theo đồ thị thống kê”

-11/05/2017

Có thể nói mấy ngày qua đã xuất hiện nhiều sự xôn xao trên thị trường. Như các bạn có thể đoán được, tôi đã nhận rất nhiều email và lời bình luận. Bây giờ tôi xin phép nhắc đến một chủ đề mà đang phổ biến. Tôi không hy vọng chúng ta có thể giải quyết nó nhanh gọn chỉ trong bài viết này vì từ lâu nay thắc mắc ấy đã luôn là đề tài bàn tán sôi nổi trong cộng đồng.

Câu hỏi là như sau: Giữa giao dịch bằng tin tức với giao dịch theo đồ thị thống kê, cái nào là tốt hơn?

Xin nói trước là tôi không có chút quan tâm hay hứng thú gì đến cách thức mọi người tiến hành thương vụ của mình. Chỉ khi nó có hiệu quả thì có thể tôi sẽ nghiên cứu nó. Nhưng về bản thân mình, tôi ít khi dựa vào tin tức để giao dịch. Nói cách khác, tuy tôi rất quan tâm đến việc mở mang tầm hiểu biết bằng cách nắm bắt những điều gì đang diễn ra nhưng tôi luôn cố gắng không để những tin tức mình đọc được chi phối thương vụ của mình.

Thật ra thì tôi mới nhận được một email khá hài hước từ một nhà đầu tư có quan điểm trái ngược, anh ấy cho rằng “vòng xoáy tin tức” là quá mạnh để một đồng tiền có thể rơi xuống mức mà tôi đã dự báo. Tôi đã cười mỉm một vài ngày sau đó khi biết loại tài sản trên còn mất giá thê thảm hơn nữa. Các bạn có thể tin hay không thì tùy nhưng những biểu đồ không quan tâm đến tin tức hay tình cảm. Vì một vài lí do huyền bí nào đó tôi không thể giải thích nổi, các biểu đồ có thể dự đoán được tin tức.

Nếu một nhà đầu tư chỉ biết cắm đầu vào các bài báo mỗi ngày từ sáng đến tối thì họ sẽ tìm thấy được 1000 lí do sẽ khiến giá giảm và 1000 nguyên nhân giúp đẩy giá lên. Bên cạnh đó, tin tức thường có một mục đích cụ thể. Các bài báo cáo và các sự kiện được đăng tải trên đấy hầu hết được thiết kế để thúc đẩy một loại tài sản nào đó phát triển. Tôi thường nhận được nhiều thông tin như vậy ở hộp thư điện tử của mình và chẳng mấy khi chúng tường thuật về một xu hướng giảm cả. Nhưng điều này vẫn không sao, tôi hiểu.

Tôi muốn lấy sự kiện “thảm sát giá ETH vào sáng thứ hai vừa qua” để làm một ví dụ. Như các bạn đã biết, nó đã làm phá sản rất nhiều nhà đầu tư Ethereum – đây là sự thật. Nhưng sau khi tôi đăng tải bài viết của mình về vụ việc trên, vốn đã được đưa lên sớm nhất có thể kể từ khi tôi nghe tin về nó, thì tôi lại nhận được rất nhiều email cho biết đây chỉ là một biến động nhỏ nhặt. Đây chỉ là cái được báo chí đồn thổi lên. Nó chả có liên quan gì đến việc giao dịch cả. Nó có thể chỉ là một lỗi trong phần mềm, một đợt tấn công DDoS hay một nguyên nhân nào đó. Có thể chúng là sự thật nhưng những lí do trên chẳng tạo nên sự khác biệt gì cho những người mà đã mất trắng.

Tuy các biểu đồ chứa đựng nhiều thông số và khó để đọc, đặc biệt là khi bạn đang cố theo dõi 2-3 cái cùng lúc nhưng ít ra là CHÚNG KHÔNG NÓI DỐI. Chúng luôn cho ta một lời cảnh báo trước khi mình điều chỉnh mạnh. Đôi lúc chúng ta có thể thấy các dấu hiệu một cách rõ ràng, lúc khác thì lại không thấy gì mãi cho đến khi biến động đã xảy ra, nhưng những trường hợp ấy dạy cho ta rằng mình phải phân tích kỹ, đi sâu vào hơn nữa.

Hãy nhớ rằng tôi không có ý định thao túng bạn đọc phải có cách suy nghĩ y chang tôi. Tôi chỉ đang giải thích lí do vì sao mỗi khi tiến hành mua bán trao đổi, tôi lại chẳng bao giờ để tâm đến tin tức cả. Thực tế, tôi cố không để tin tức làm lay động quan điểm của mình.
Bây giờ, khi mà ai cũng biết một sự kiện quan trọng vừa mới xảy ra, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại “cuộc thảm sát” kĩ hơn nữa.

Nhìn vào bản thống kê ETH trong vòng 3 giờ ở trên, chúng ta có thể thấy tất cả những dấu hiệu cảnh báo đều được thể hiện rõ. Hãy nhìn vào vị trí mũi tên màu đỏ đi, nó cho biết là giá theo giờ (price-time) đã được giữ lại trên đỉnh khung vuông; trong khi đó, ở giữa cặp đường cung thì “mọi thứ đều có thể xảy ra”. Đây chính là tín hiệu bán. Nếu mà ta đã quan sát kĩ biều đồ này, ta sẽ thấy được $96 là mức để dừng cuộc chơi. (Tín hiệu mua vào tiếp theo sẽ diễn ra khi giá theo giờ vượt qua trên cặp đường cung, nhưng điều này đã không diễn ra). Quan trọng hơn, hãy để ý mũi tên màu xanh, đây là nơi sự sụp đổ bắt đầu. Lưu ý rằng đợt tấn công DDoS (hay là thứ gì đi nữa) diễn ra ngay vị trí kết thúc của khung vuông. Đây là nơi mà hay xuất hiện đảo chiều giá. Nếu chúng ta đã phân tích dựa vào biểu đồ này, chúng ta có lẽ đã biết là nên phải hết sức cẩn thận tại thời điểm ấy.

Để kết thúc, hãy nhìn lên đường năng lượng đang đến gần (màu hồng). Tôi sẽ quan sát kĩ để xem nếu đường cung nằm trên nó có đầu hàng hay không (mà tôi nghĩ là có). Nếu vậy, một cơ hội giao dịch mới sắp được mở ra.

Lưu ý: Tác giả là một nhà giao dịch nên vẫn có thể gặp lỗi nhận định. Hãy tự tiến hành nghiên cứu của mình và tự chịu trách nhiệm cho các quyết định mà mình đưa ra. Coin68 sẽ không phải giải thích cho bất cứ thiệt hại nào đối với người đọc.

-11/05/2017
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68