Ngân hàng Thế giới luôn có thái độ không mấy “thiện cảm” về Bitcoin. Tuy nhiên, trên góc độ phủ sóng hiện tại, tổ chức tài chính quốc tế có thể sớm bị buộc phải chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin từ các quốc gia chấp nhận tiền mã hóa.
Đơn cử là sự kiện gần đây khi Ngân hàng Thế giới từ chối yêu cầu trợ giúp của El Salvador về việc triển khai Bitcoin do các lo ngại về môi trường và tính minh bạch. Nhưng có một điểm cần lưu ý khi chúng ta xét lại văn kiện thành lập của tổ chức để làm rõ vấn đề này.
Các điều khoản thỏa thuận năm 1944, phác thảo các thủ tục và nguyên tắc mà Ngân hàng Thế giới cam kết tham gia với các chính phủ có chủ quyền. Chủ đề chính trong tài liệu là cam kết chấp nhận thanh toán từ các quốc gia thành viên bằng nội tệ. Mục 12 của Điều V định nghĩa về các hình thức nắm giữ tiền tệ được chấp nhận như sau:
Ngân hàng sẽ chấp nhận từ bất kỳ thành viên nào, thay cho bất kỳ thành phần tiền tệ nào của thành viên, thanh toán cho Ngân hàng theo Điều II, Mục 7 (i). Hoặc để đáp ứng các khoản thanh toán khấu hao cho các khoản vay được thực hiện bằng loại tiền đó. Không cần Ngân hàng quản lý, ghi chú hoặc các nghĩa vụ tương tự do chính phủ của thành viên đó phát hành hoặc lưu ký do thành viên đó chỉ định, sẽ không thể chuyển nhượng, không chịu lãi suất và phải trả theo mệnh giá theo yêu cầu bằng tín dụng vào tài khoản Ngân hàng trong kho lưu ký được chỉ định.
Nghĩa là Ngân hàng Thế giới cho phép thanh toán bằng đơn vị tiền tệ của thành viên, điều lệ cho phép các ngân hàng trung ương thanh toán bằng ghi chú hoặc các nghĩa vụ tương tự được hỗ trợ bởi kho dự trữ của họ.
Chúng ta đi tiếp đến Mục 9 của Điều II quy định rằng các khoản nắm giữ do các thành viên thanh toán vào ngân hàng phải được liên tục định giá lại. Nếu đồng nội tệ tăng giá, Ngân hàng Thế giới sẽ trao lại lợi nhuận cho thành viên:
Bất cứ khi nào mệnh giá của đồng tiền của thành viên được tăng lên, Ngân hàng sẽ trả lại cho thành viên đó trong một thời gian hợp lý một lượng tiền của thành viên đó bằng với sự gia tăng giá trị của số tiền.
Ngược lại, nếu đồng nội tệ giảm giá, thành viên được gọi ký quỹ và phải thanh toán cho Ngân hàng trong thời gian hợp lý một lượng bổ sung bằng đồng nội tệ của mình đủ để duy trì giá trị.
Hiện tại Bitcoin là tiền tệ hợp pháp tại El Salvador, cũng như quỹ Bitcoin trị giá 150 triệu USD được thành lập bởi Banco de Desarrollo de El Salvador, ngân hàng phát triển quốc gia. Hay nói một cách khác, khi Bitcoin bắt đầu giảm giá, Ngân hàng Thế giới bắt đầu lấp đầy những “khoảng trống” đó bằng BTC.
Tất nhiên, tất cả những điều này phụ thuộc vào việc Ngân hàng Thế giới có tôn trọng chủ quyền của El Salvador trong việc lựa chọn đơn vị tiền tệ của mình hay không. Tuy nhiên, nếu làn sóng tiếp tục diễn ra mạnh mẽ như hiện tại, và những Mexico, Brazil hay các quốc gia khu vực Mỹ Latinh trở thành phiên bản El Salvador tiếp theo. Câu chuyện Ngân hàng Thế giới bị đẩy vào tình trạng phải chấp nhận Bitcoin là điều có thể xảy ra.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: