Kể từ khi Bitcoin trở nên nổi tiếng với giới đầu tư vào cuối năm 2017, lúc mà đồng tiền số này tăng phi mã và đạt đỉnh 20.000, hay từ khi Facebook công bố kế hoạch ra mắt Libra hồi đầu năm 2019, giới ngân hàng trung ương bắt đầu trở nên quan ngại cho sự “bành trướng” ngày một tăng của Bitcoin với thị trường tiền tệ. Một vài trong số những thể chế này đã thực hiện giải pháp pháp lý để kiềm chế sự phát triển của Bitcoin, song, ít ai đang thực sự bàn luận về tiềm năng phát triển nó thành công cụ hợp pháp.
Thực tế thì các chính phủ đã áp dụng thuật ngữ “tiền pháp định” (legal tender) để chèn ép sự phát triển của các giao dịch tiền tệ kỹ thuật số. Nói cách khác, chỉ những loại tiền tệ được chính phủ công nhận mới được giao dịch thanh toán trong khu vực pháp lý nhất định. Và vì Bitcoin không được chính phủ nào trên thế giới công nhận, BTC không phải là “tiền pháp định”.
Tuy nhiên, theo đồng sáng lập của Hiệp hội Blockchain Wyoming, Caitlin Long, Bitcoin không cần được công nhận là tiền pháp định để có thể đi đến bước đường thành công.
Trong phỏng vấn gần đây, Long cho biết theo hiến pháp Hoa Kỳ, chính phủ tự cho mình quyền quyết định đâu là tiền tệ hợp pháp trong biên giới của mình. Và thú vị hơn, bang Wyoming đã cho rằng các đồng tiền kỹ thuật nên được đối xử công bằng như là các loại tiền giấy mà chính phủ phát hành.
Long cũng đưa ra nhận định của mình về nỗi sợ mang tên “sự trỗi dậy của Bitcoin” cùng các đồng tiền điện tử khác. Bà cho rằng các thể chế trung ương không cần thiết phải quá sợ hãi tiền số:
“Stablecoin được sử dụng rất nhiều ở nước ngoài, đặc biệt là Tether. Ở Venezuela, đồng tiền này giúp người ta tiếp cận được đô la, và thông qua Bitcoin họ có thể có được những đồng đô la này. Vì vậy, bằng một cách khác thường, Bitcoin có thể len lỏi vào đời sống của người dân mà không cần phải được một thể chế nào công nhận. Bitcoin không cần được công nhận để thành công.”
Từ trước tới nay, đã có rất nhiều nhân vật “khuyên bảo” ngân hàng trung ương không nên quá sợ tài sản kỹ thuật số vì crypto và tiền pháp định có thể tồn tại song hành. Trong phỏng vấn của mình, Vitalik Buterin, đồng sáng lập mạng lưới blockchain Ethereum cho biết crypto và tiền pháp định có thẻ cùng tồn tại song song với nhau để cân bằng được cái bất lợi giữa hai phương thức thanh toán. Đây là mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau chứ không hẳn là thay thế nhau.
CEO Binance Changpeng Zhao cũng đồng tình rằng fiat có thể tồn tại song song với crypto trong thời gian dài sắp tới. Ông cho biết hiện tiền giấy vẫn chiếm 99,9% tổng lượng cung tiền và vẫn cần phải tiếp tục xây dựng cầu nối để giúp dòng tiền đổ về crypto nhiều hơn. CZ hứa hẹn Binancec sẽ có thể hỗ trợ 180 tiền pháp định trên thế giới trong năm nay.
Theo BeinCrypto
Có thể bạn quan tâm: