Xuất hiện nhiều bằng chứng “tố” Binance nỗ lực yếu kém trong công tác chống rửa tiền và vẫn còn mơ hồ về khu vực tài phán nơi đặt trụ sở kinh doanh chính.
Sàn giao dịch tiền mã hóa Binance được cho rằng đã tiếp tay phục vụ và xử lý giao dịch của khách hàng ở Iran, bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ và lệnh cấm vận ở đó.
Binance qua mặt Mỹ, vẫn hoạt động “ngầm” tại Iran
Từ 2018, Mỹ đã nối lại lệnh trừng phạt như một phần của thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với các cường quốc khác. Đến tháng 11/2018, Binance thông báo ngừng cung cấp dịch vụ tại đây và yêu cầu người dùng thanh lý tài khoản.
Tuy nhiên, theo điều tra của Reuters, người Iran vẫn tiếp tục giao dịch trên Binance, thậm chí sàn giao dịch crypto lớn nhất thế giới này còn gợi ý cách dùng VPN để qua mắt cơ quan giám sát.
7 thương nhân người Iran được phỏng vấn cho biết họ đã “lách” lệnh cấm thành công và tiếp tục sử dụng “trót lọt” Binance cho đến gần đây nhất là tháng 09/2021, họ chỉ mất quyền truy cập khi sàn thắt chặt công tác chống rửa tiền cách đây một tháng. Thậm chí, tại thời điểm đó khách hàng chỉ cần có một địa chỉ email là đã có thể đăng ký thành công một tài khoản.
“Tiền mã hóa là cách tốt để tránh các lệnh trừng phạt và kiếm nhiều tiền”, Ali, một nhà giao dịch đồng ý phỏng vấn với điều kiện báo chỉ nêu tên ngắn gọn. Ali đã sử dụng Binance trong khoảng một năm.
Một trader sống tại Tehran đã dùng Binance suốt 2 năm bình luận: “Có nhiều sự lựa chọn thay thế, nhưng không sàn nào tốt bằng Binance. Họ không cần xác minh danh tính, do đó, tất cả chúng tôi đều sử dụng.”
Ngoài ra, còn có 11 người Iran khác tuyên bố trên LinkedIn rằng họ vẫn tiếp tục giao dịch trên sàn Binance sau khi Mỹ đưa ra lệnh cấm.
Dường như nội bộ Binance biết rõ sự tồn tại của các giao dịch trên. Reuters thu thập được 10 tin nhắn qua lại giữa các nhân viên cấp cao của Binance trong giai đoạn 2019-2020. Nội dung cho thấy họ đề cập đến việc thứ hạng người dùng Iran tăng lên cũng như trả lời cho mức độ phổ biến của sàn trên Instagram tại nước này.
Theo những gì Reuters điều tra, mọi người đều có thể dễ dàng tránh được lệnh trừng phạt thông qua mạng riêng ảo (VPN) và Binance đã có hẳn một bài blog mang tên “Cẩm nang hướng dẫn cho người mới bắt đầu với VPN”. CZ đã từng tweet vào tháng 6/2019 rằng VPN là “một điều cần thiết, không phải tùy chọn”, song bài viết này đã bị xóa đi đến cuối năm 2020.
Tương lai nào cho Binance?
Công ty mẹ Binance có trụ sở tại Quần đảo Cayman, họ không cung cấp thông tin chi tiết về pháp nhân đứng sau sàn giao dịch Binance.com, nơi không chấp nhận khách hàng ở Mỹ. Thay vào đó, người dân ở Hoa Kỳ sẽ được điều hướng đến Binance.US. Song tất cả đều đang được CEO Changpeng Zhao cầm trịch.
Theo các chuyên gia pháp lý, cấu trúc trên sẽ bảo vệ Binance khỏi các lệnh trừng phạt trực tiếp của Mỹ, trong đó cấm các công ty Mỹ kinh doanh tại Iran. Tuy nhiên, Binance vẫn có nguy cơ phải đối mặt với lệnh trừng phạt thứ cấp, nhằm ngăn công ty nước ngoài kinh doanh với các thực thể bị trừng phạt hoặc giúp người Iran trốn tránh lệnh cấm vận thương mại của Mỹ.
Ngoài việc gây thiệt hại về danh tiếng, các biện pháp trừng phạt thứ cấp cũng có thể bóp nghẹt quyền truy cập của một công ty vào hệ thống tài chính Mỹ. Nguy cơ của Binance sẽ phụ thuộc vào việc các cá nhân, tổ chức bị Mỹ trừng phạt có giao dịch trên sàn này hay không và khách hàng Iran có tránh được cấm vận thông qua kết quả giao dịch trên Binance.
Binance “phản dame” cáo buộc
Đáp trả lại những cáo buộc trên, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Changpeng Zhao của Binance đã phản hồi:
I didn’t even have to write the response. Users know. ?
Don’t treat your users (or readers) like they are dumb. You will lose them.
— CZ ? Binance (@cz_binance) July 11, 2022
“Tôi thậm chí không cần thiết phải phản hồi về tin tức này. Người dùng biết lý do mà phải không.
Đừng đối xử với người dùng (đọc giả) của bạn như họ là một kẻ ngu ngốc. Bạn sẽ mất chúng.”
Đại diện sàn nói thêm:
“Chúng tôi có một chương trình tuân thủ mạnh mẽ kết hợp với các nguyên tắc và công cụ chống rửa tiền cũng như trừng phạt toàn cầu được các tổ chức tài chính sử dụng để phát hiện và giải quyết hoạt động đáng ngờ. Đây cũng là trọng tâm chính mà sàn luôn chú trọng. Binance hoàn toàn tuân thủ tất cả các lệnh trừng phạt tài chính quốc tế, bao gồm chặn quyền truy cập nền tảng của người dùng ở Iran, Triều Tiên và một số nước khác. Nhờ chương trình tuân thủ/ KYC mạnh mẽ, chúng tôi đã nhận được sự chấp thuận và cấp phép hoạt động tại Pháp và Ý, khiến chúng tôi trở thành công ty crypto duy nhất đạt được thành tựu đó trong các quốc gia G-7.”
Tháng trước, Reuters đã đưa tin cho rằng Binance là một “trung tâm” cho tin tặc, kẻ lừa đảo và buôn bán ma túy, song những tuyên bố này ngay lập tức đã bị Binance bác bỏ.
Trong nỗ lực hạn chế rửa tiền trên nền tảng vào năm 2021, Binance đã cắt giảm giới hạn rút tiền hàng ngày đối với các tài khoản chưa KYC xuống còn 0,06 Bitcoin (BTC) thay vì 2 BTC. Một tháng sau đó, sàn đã ra thông báo bắt buộc người dùng phải KYC ngay lập tức.
Gần đây, họ đã tăng cường tuyển dụng, trong đó có mời Seth Levy, người đã có 16 năm làm việc tại Cơ quan quản lý ngành tài chính FINRA Hoa Kỳ và Steven McWhirter từ Cơ quan quản lý tài chính của Vương quốc Anh về đảm nhiệm vai trò quan trọng trong bộ phận pháp lý.
Về phía Iran đến nay đã có một mối quan hệ đầy sóng gió với tiền mã hóa. Quốc gia này đã ra lệnh cho tất cả 118 công ty khai thác Bitcoin đóng cửa sau khi nhu cầu năng lượng tăng vọt. Song, tình hình chung tại đây đang dần chuyển mình theo hướng tích cực, cơ quan thuế của Iran muốn hợp pháp hóa các sàn giao dịch tiền mã hóa trong tháng 8 và chính phủ Iran đã bật đèn xanh cho việc sử dụng crypto trong lĩnh vực ngoại thương kể từ đầu năm nay.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm:
- CZ Binance tuyên bố Uniswap “bị tấn công”, nhưng hóa ra là “báo động giả”
- Khối lượng giao dịch Bitcoin trên Binance “dựng cột” vì được bỏ phí giao dịch