logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Bên bờ vực “chiến tranh thương mại”: Mỹ – Trung ‘choảng nhau’ và hành động của Bitcoin

-24/03/2018
Bản quyền bài viết thuộc về Coin68 – Trang tin tức tiền điện tử mỗi ngày

Thị trường chứng khoán Mỹ đã ngập tràn sắc đỏ vào hôm thứ Năm (22/03) sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ áp đặt hàng loạt các mức thuế mới lên hàng hoá Trung Quốc, sớm nhất là bắt đầu từ đầu tuần tới.

[button color=”” size=”” type=”round” target=”” link=”https://coin68.com/product/vi-cung-trezor-trezor-hardware-wallet”]Đặt mua ví cứng TREZOR ngay[/button]

Các hàng rào thuế quan mới đối với hoạt động thương mại với Trung Quốc được thống kê là sẽ mang về nguồn phụ thu tăng thêm đến khoảng 60 tỉ USD cho chính quyền Washington. Hiện tại các thị trường tài chính khắp năm châu đang lo sợ viễn cảnh rằng Trung Quốc sẽ nhanh chóng có các hành động trả đũa, đẩy thế giới vào một cuộc “chiến tranh thương mại” tổng lực với quy mô toàn cầu.

Tổng thống Trump công bố quyết định đánh thuế trừng phạt Trung Quốc hôm 22/3 tại Nhà Trắng. Ảnh: New York Times
  • Chi tiết: Tổng thống Trump áp thuế trừng phạt 60 tỷ USD nhắm vào Trung Quốc

Chỉ số Công nghiệp Dow Jones đã sụt giảm 724.42 điểm trong ngày thứ Năm, tương đương mất đến 2,93% giá trị. Các chuyên gia phân tích dự báo giá trị sẽ còn tiếp tục giảm trước khi tuần giao dịch này khép lại. Một số thậm chí còn bi quan hơn, cho rằng đây chính là dấu hiệu cho việc thị trường chứng khoán đã kết thúc quá trình tăng trưởng kéo dài suốt mấy năm qua, vốn vừa giúp thiết lập nhiều đỉnh lịch sử trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra cho chúng ta là liệu sự suy thoái của lĩnh vực chứng khoán cũng như nguy cơ của một cuộc chiến tranh thương mại có mở ra cơ hội mới cho các đồng tiền điện tử, hay liệu Bitcoin cùng đồng bọn cũng sẽ bị kéo vào vòng xoáy lao dốc giống như các lĩnh vực khác của kinh tế thế giới?

Cái vụ lùm xùm “chiến tranh thương mại” này có gì mà đáng chú ý đến vậy?

Sau biết bao lần cam kết áp đặt các loại thuế mới lên hoạt động xuất nhập khẩu với nước ngoài, cuối cùng Tổng thống Trump cũng đã cho thấy mình là một người “nói là làm”. Ông muốn xây dựng nên một nền kinh tế bảo hộ mới, nơi mà các doanh nghiệp Mỹ sẽ là những người được lợi nhiều nhất từ sự thay đổi chính sách dưới thời vị Tổng thống thứ 45 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.

Trung Quốc từ lâu đã là đối tượng tấn công chính của Trump kể từ khi ông nhậm chức, vì ông chủ Nhà Trắng cho rằng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chính là kẻ đang gây nhiều thiệt hại nhất đến với ngành sản xuất, công ăn việc làm cũng như vị thế của nước Mỹ trên trường quốc tế. Rõ ràng Trung Quốc sẽ không chấp nhận “nhắm mắt làm ngơ” trước sự xúc phạm này đâu.

Phát súng đầu tiên của cuộc Chiến tranh Thương mại Thế giới (lần thứ nhất?) đã được bắn ra

Vậy Bitcoin và tiền điện tử được lợi gì từ chiến tranh thương mại?

Tuy thuế quan, ít nhất là theo sách vở, là một biện pháp bảo hộ khá tốt cho nền kinh tế; thế nhưng trên thực tế, sẽ chỉ có một bộ phận nhỏ của xã hội được lợi từ hành động này, trong khi số còn lại đều phải gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực do nó gây ra.

Điều đầu tiên có thể chắc chắn là sức mạnh của đồng đô la Mỹ sẽ bị suy giảm đáng kể, từ đó mở ra cơ hội để tiền tệ kỹ thuật số được sử dụng nhiều hơn làm công cụ giao dịch thay thế.

Thay vì phải thực hiện mua bán thương mại bằng một đồng USD đã suy yếu, thương nhân sẽ muốn chuyển sang sử dụng tiền điện tử, vừa vì đặc tính không bị tác động bởi kinh tế toàn cầu lẫn khả năng lưu trữ giá trị của chúng.

Ví dụ, Bitcoin hiện đã được khá nhiều người xem là “vàng kỹ thuật số” và vào những lúc thị trường biến động, giới đầu tư thường có xu hướng chuyển tài sản của mình về lại các phương tiện đầu tư bảo thủ như là vàng. Vàng và kim loại quý thường vẫn sẽ duy trì được giá trị nội tại của mình, kể cả khi thị trường chứng khoán suy sụp.

Tiền điện tử cũng có thể được sử dụng để “lách” các rào cản hạn chế thương mại mà đã được chính quyền các quốc gia dựng nên. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta có thể né được các khoản phụ phí và tiền phạt tốn kém (dù có hơi phạm pháp một chút) nhưng giao dịch vẫn được tiến hành bình thường.

Nếu sử dụng tiền điện tử trở thành một thủ tục phổ biến, sẽ ngày càng có nhiều định chế dần nhận ra lợi ích của cách tiếp cận này và chọn đây làm “kế hoạch B” mỗi khi tiền tệ pháp định trở nên bất ổn.

Tóm lại, một sự kiện lớn như là chiến tranh thương mại có thể sẽ đóng vai trò làm chất xúc tác cho việc tiếp nhận rộng rãi tiền điện tử như là một trung gian trao đổi giá trị.

Tiền điện tử liệu sẽ là “ngư ông đắc lợi” hay sẽ chỉ là một tổn thất ngoài dự kiến khác của cuộc Thế chiến Thương mại?

Cuộc sống không phải màu hồng

Mặc dù vậy, trong thế giới tài chính, chẳng có gì được đảm bảo cả. Thị trường tài chính truyền thống đã có mấy năm liền tăng trưởng liên tục, các tổ chức đầu tư “ngập lặn” trong các khoản lời khổng lồ mà được họ tiêu xài tuỳ ý muốn.

Một số đã dùng số vốn dư thừa của mình để đầu tư vào các loại tài sản nhiều rủi ro hơn, chẳng hạn như là tiền tệ kỹ thuật số. Tuy nhiên, nếu cuộc chiến tranh thương mại này đẩy thị trường tài chính vào “mùa đông hạt nhân”, nó sẽ có tác động dây chuyền và khiến thương nhân rút sạch tiền ra khỏi phân khúc tiền điện tử, kéo nó sa vào vũng lầy suy thoái cùng với kinh tế toàn cầu.

Dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, sẽ là rất thú vị để xem thử liệu phân khúc tiền điện tử sẽ phản ứng và chống chọi ra làm sao trước những hệ luỵ không ai lường trước được một khi Hoa Kỳ và Trung Quốc “khô máu” với nhau trong một cuộc chiến tranh thương mại.

Theo CryptoCoinsNews

 

-24/03/2018
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68