Như đã đề cập trong bài viết trước, có một loạt các thuật ngữ trong thị trường tài chính mà bất kì ai cũng nên hiểu rõ. Điển hình trong số đó chính là ‘bẫy tăng giá’ (bull trap), vốn được thiết kế để khiến nhà đầu tư tin là giá trị của một loại tài sản hay hàng hóa sắp tới đây sẽ tăng. Ngay lúc này, trong thế giới Bitcoin đang đầy rẫy các bẫy tăng giá, kèm theo đó cũng là lượng không nhỏ bẫy giảm giá.
- Lớp giao dịch 101: Lí giải về bull flag và bear flag
- Bitcoin “bỏ mặc” dư luận, tiếp tục “cất cánh” và phá mốc $8500
- Lớp giao dịch 101: Chỉ báo dao động Stochastic và cách xác định đà biến đổi của giá
Bẫy tăng giá có thể tác động xấu đến tất cả các danh mục đầu tư
Giao dịch dựa trên cảm tính hoặc nghe lời khuyên từ người khác là hai lỗi tệ hại nhất mà một người có thể mắc phải. Tuy nhiên, thật khó để giữ suy nghĩ thấu đáo một khi bạn đã nhúng tay vào thị trường. Điều này cũng áp dụng vào trong thế giới Bitcoin và tiền thuật toán. Rất dễ để bị cuốn vào cơn lốc phấn khích mỗi khi một đồng tiền nào đó tăng giá và đây cũng là nơi mà tất cả cạm bẫy ẩn nấp.
Trái ngược với bẫy giảm giá, bẫy tăng giá (bull trap) được thiết kế để làm mọi người tin là giá trị của loại tài sản đang được mua bán, trao đổi sẽ tăng trưởng ngoạn mục. Nếu nhìn vào biểu đồ giá Bitcoin mấy ngày vừa qua, chúng ta có thể thấy rõ mốc $2,700 chính là một bull trap. Vì động lực tăng giá BTC khi ấy quá ổn định nên phần đông sẽ nghĩ là chẳng có thứ gì có thể chặn nổi đà tiến của đồng tiền điện tử số 1 thế giới. Ấy vậy mà chưa đầy 7 ngày sau, Bitcoin đang chật vật bám trụ để không bị rơi xuống dưới ngưỡng $2,000.
Các bẫy tăng giá là rất nguy hiểm đối với những thương nhân giao dịch với khoản đầu tư lớn. Không quan trọng bạn là một người mới ‘chân ướt chân ráo’ vào nghề hay đã là chuyên gia dày dạn kinh nghiệm vì ai cũng có thể trở thành nạn nhân của bull trap hết.
Phân tích kỹ thuật có thể giúp ta biết khi nào xu hướng tăng trưởng đang được hình thành. Vài người sẽ tận dụng tối đa cơ hội đó ngay lập tức; tuy vậy, sẽ có một số cảm thấy gánh nặng rủi ro sẽ bị sập bẫy tăng giá. Hiện tại, đang có rất nhà đầu tư tiến hành mua vào khi giá ở đỉnh.
Câu hỏi lớn hơn là liệu nhà đầu tư có thể tự đứng dậy được sau khi dính bull trap mà không bị tổn thất về tài chính hay không. Câu trả lời là có, nhưng bên cạnh đó là một lời cảnh báo. Các bẫy tăng giá có thể diễn ra chỉ trong vài phút nhưng lại dư sức lấy đi tất cả lợi nhuận mà bạn phải tốn vài ngày, vài tuần và thậm chí hàng tháng trời để tích góp. Các thị trường cần thời gian để tự phục hồi, nhưng nó hay có xu hướng làm việc này từ từ, chậm rãi. Các nhà đầu tư biết kiên nhẫn cùng các chuyên gia đầu cơ là những người ít khi sập bẫy bull trap nhất vì họ nắm rõ và hiểu rõ cách thức mà thị trường tài chính thường hay vận hành.
Thông tin quan trọng nữa bạn cần biết là bẫy tăng giá thường được tiếp sức bởi một hiện tượng có tên là “FOMO” – Hội chứng sợ bị bỏ rơi. Hội chứng sợ bị bỏ rơi là một xu hướng có thật trong thế giới tài chính, và dường như nó càng được thể hiện rõ nét trong trường hợp của Bitcoin và tiền điện tử. Khi mà FOMO xuất hiện thì xác suất mọi người rơi vào bull trap càng được nâng cao. Lối cảm tính theo thị trường như vậy là rất nguy hiểm, mặc dù nó có thể giúp bạn kiếm được tiền nhanh nếu bạn là người cao tay.
Tóm lại, chúng ta cần xem xét đắn đo, kĩ lưỡng các tín hiệu không rõ ràng dự đoán đà tăng trưởng của một loại tài sản hay hàng hóa bất kì nào đó. Điều tất nhiên là thị trường chắc chắn sẽ có lúc xuống lúc lên. Học cách nhận biết kiểu hình cũng là một biện pháp để tự bảo vệ bản thân, nhưng lưu ý là những kiểu hình đôi khi cũng có thể đánh lừa bạn. Nhà đầu tư Bitcoin mà đã sập bẫy tăng giá và cảm thấy là mình đã lỡ mua vào với giá quá cao so với thị trường khi ấy thì nên kiên nhẫn chờ đợi để thị trường dần phục hồi. Điều họ có thể chắc chắn được là đó không phải mức giá cuối cùng mà Bitcoin có thể vươn tới.