Chính phủ Ấn Độ đang xem xét khả năng đánh thuế 18% đối với giao dịch Bitcoin tại nước này.
Báo chí địa phương đưa tin, giới chức Ấn Độ hiện đang cân nhắc đề xuất áp thuế Hàng hóa và Dịch vụ (GST) đối với Bitcoin – ước tính lên tới 40.000 Rupee (tương đương 5,45 tỷ USD) hàng năm.
Đề xuất được đưa ra bởi Cục Tình báo Kinh tế Trung ương (CEIB) – một chi nhánh của Bộ Tài chính – được cho là đang khảo sát khả năng đánh thuế Bitcoin và tiền mã hóa ở quốc gia Nam Á này.
Thuế Hàng hóa và Dịch vụ (GST) sẽ coi Bitcoin là “tài sản vô hình” và thuế GST có thể được áp dụng cho tất cả các giao dịch liên quan đến tiền mã hóa.
Được biết, CEIB cũng đã đề xuất tính thuế lên lợi nhuận giao dịch của nhà đầu tư.
Nếu áp thuế lên mọi giao dịch Bitcoin thì số tiền thuế thu về là vô cùng lớn. Vì Ấn Độ hiện là quốc gia giao dịch Bitcoin lớn thứ hai ở châu Á.
Theo dữ liệu từ sàn Paxful, Ấn Độ đã giao dịch một số lượng Bitcoin trị giá gần 75 triệu USD chỉ trong năm 2020 – tăng 347% so với năm 2019.
Sự gia tăng mạnh mẽ này diễn ra sau khi Tòa án Tối cao dỡ bỏ lệnh cấm hai năm do Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) áp đặt đối với việc kinh doanh tiền mã hóa của các ngân hàng và tổ chức tài chính.
Hiện tại, không có pháp lý Bitcoin cụ thể ở Ấn Độ và do đó các sàn giao dịch vẫn hoạt động bình thường mà không hề gặp trở ngại nào.
Tuy nhiên, nếu mức thuế 18% kể trên trở thành hiện thực thì giao dịch tiền mã hóa ở Ấn Độ sẽ kém thân thiện hơn rất nhiều.
Trong một diễn biến khác, như Coin68 đã đưa tin, Israel cũng dự định đánh thuế lên tài sản tiền mã hóa của người dân.
Coin68 tổng hợp
Có thể bạn quan tâm: