logo
  • Tin tức
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Báo cáo
  • Sự kiện
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Ampleforth (AMPL) là gì? Triển vọng của token này lớn như thế nào?

-13/08/2020

Từ khi ra đời, Bitcoin đã chiếm một vị thế thống trị toàn ngành tiền điện tử, song những hạn chế của mạng lưới này vẫn là không thể phủ nhận và còn đó rất nhiều dư địa để các đồng tiền khác tận dụng cũng như giành được sự quan tâm của cộng đồng. Hôm nay, hãy đến với một giải pháp rất đáng kì vọng là Ampleforth (AMPL) để xem dự án này sẽ khắc phục những yếu điểm trên như thế nào nhé.

Ampleforth (AMPL) là gì? Triển vọng của token này lớn thế nào?
Ampleforth (AMPL) là gì? Triển vọng của token này lớn thế nào?

Ampleforth token là gì?

Ampleforth là đồng tiền điện tử có thể tự thay đổi nguồn cung sao cho phù hợp với lượng cầu đang có trên thị trường. Ampleforth được xây dựng trên mạng lưới blockchain của Ethereum với chuẩn token là ERC-20. Khi lượng cầu tăng lên, tổng cung của AMPL theo đó cũng sẽ tăng theo và ngược lại, khi lượng cầu sụt giảm, nguồn cung của đồng tiền này cũng sẽ giảm xuống.

Vì sao AMPL phải cần có cơ chế thay đổi nguồn cung?

Anh em nào làm trong ngành tài chính lâu thì đã quá quen với các gói QE của FED, nới lỏng nguồn cung của đồng pháp định USD nhằm cân bằng nên kinh tế phải không? Tuy nhiên, cách thức vận hành của tiền pháp định vô hình chung lại khiến giá trị của mỗi đơn vị tiền liên tục bị pha loãng. Ngược lại, nguồn cung cố định của các giải pháp như Bitcoin có thể giải quyết được vấn đề này, song độ linh hoạt để ứng biến với các biến động kinh tế của đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới lại không có, dẫn đến việc tỷ giá của Bitcoin liên tục bay nhảy.

Mô tả vòng tác động qua lại giữa "Thị trường", "Chính sách mạng lưới" và "Trạng thái cân bằng"
Mô tả vòng tác động qua lại giữa “Thị trường”, “Chính sách mạng lưới” và “Trạng thái cân bằng”

Vậy vấn đề của Bitcoin và USD có thể được giải quyết ổn thoả? Hãy đi tìm lời giải với Ampleforth (AMPL) – đồng token DeFi được kì vọng sẽ có thể mở ra một giai đoạn mới của tài chính thế giới.

AMPL là token vận hành trên mạng lưới Ethereum dưới sự quản lý của hợp đồng thông minh smart contract. Các hợp đồng này hiểu nôm na là sẽ lập trình việc thay đổi nguồn cung của AMPL sao cho tỷ giá của đồng tiền này sẽ vẫn được giữ ổn định và ứng phó linh hoạt với các biến động kinh tế hay địa chính trị.

AMPL thay đổi nguồn cung như thế nào?

AMPL sẽ có 3 trạng thái cơ bản:

  • Một là cân bằng (equilibrium) – tức 1 token sẽ có giá 1,009 USD.
  • Hai là trạng thái nới lỏng (Expansion) – 1 token có giá cao hơn 5% so với mức giá cân bằng.
  • Ba là trạng thái thắt chặt (Contraction) – 1 token có giá thấp hơn 5% so với mức giá cân bằng.

Tiếp đến, anh em cần hiểu đôi nét về khái niệm “price oracle”. Hệ thống này gồm 2 yếu tố là tỷ giá hiện tại của AMPL với USD. Yếu tố còn lại là chỉ số tiêu dùng CPI. Kết hợp hai điều này, AMPL có thể quyết định là mức giá hiện tại đang rơi vào trạng thái nào, cân bằng, thắt chặt hay là nới lỏng.

Khi hiện tượng nới lỏng diễn ra, tức nhu cầu mua vào AMPL lớn, khiến đồng tiền này có tỷ giá ví dụ là 1 AMPL = 2 USD. Hệ thống price oracle sẽ nhận ra điều này và thực hiện điều chỉnh nguồn cung. Tất cả số dư ở các ví sẽ được tăng lên. Khi bạn giữ 1 AMPL, số dư của bạn giờ sẽ là 2 AMPL, và giả dụ giá trị thì vẫn giữ nguyên là 2 USD. Thông qua việc làm này, tỷ giá nhanh chóng được chuyển về mức cân bằng là 2 AMPL = 2 USD.

Điều tương tự diễn ra theo chiều ngược lại nếu hiện tượng thắt chặt diễn ra. Khi nhu cầu mua vào giảm, giá của AMPL sẽ nhỏ hơn 1,009 USD. Mình xin lấy ví dụ ơ trường hợp này là 1 AMPL chỉ còn có giá là 0,5 USD. Khi đó, nếu bạn đang giữ 1 AMPL, số dư của bạn sẽ được giảm xuống là 0,5 AMPL và giá trị tính theo USD vẫn còn nguyên như trước đó. Từ đó chúng ta sẽ trở lại mức tỷ giá quy đổi ban đầu là 0,5 AMPL đổi 0,5 USD.

Một số lưu ý với vấn đề thay đổi nguồn cung

Lưu ý đầu tiên cần cân nhắc đó là thuật toán của AMPL sẽ chỉ có tác động đến nguồn cung, còn vấn đề giá trị của mỗi token sẽ là do sự quyết định của thị trường. Nên nếu hệ thống đã giảm nguồn cung mà thị trường vẫn không tin là đồng token có giá trị thì giá theo USD có thể vẫn sẽ không tăng tương ứng.

Ngoài ra, hệ thống của AMPL có một thuật toán khác nhằm hạn chế việc biến đổi nguồn cung quá mạnh đó là Damping. Tức là mức phân bổ sẽ được trải đều ra 10 ngày đồng thời sẽ liên tục được cập nhật mỗi 24 giờ. Cụ thể, nếu ngày 01/01, hệ thống quyết định là cần phải tăng nguồn cung lên 50%. Con số 50% này sẽ được phân bổ cho 10 ngày, tức ngày 01/01 thì nguồn cung sẽ chỉ tăng 5%. Tuy vậy, hệ thống sẽ cập nhật mức điều chỉnh này mỗi 24 giờ, tức là sang ngày 02/01, hệ thống sẽ tính toán lại tỷ lệ % nguồn cung cần thay đổi mới – ví dụ là 30%. Con số này tiếp tục được phân bổ ra 10 ngày. Tức ngày 02/01, mức thay đổi nguồn cung chỉ là 3%.

Ampleforth được sử dụng cho mục đích gì?

Dù cho cơ chế của AMPL được thiết lập để trở thành một loại tiền tối ưu và có thể cạnh tranh với nhiều đơn vị tiền tệ trên thế giới, Ampleforth hiện vẫn chưa được chấp nhận như là công cụ thanh toàn trên thế giới.

Công dụng đầu tiên của AMPL có lẽ hiện chỉ dừng ở một kênh đầu tư ngoài Bitcoin và không quá tương quan mạnh với đồng tiền này.

Bên cạnh đó, Ampleforth còn một nơi lưu trữ giá trị với các ứng dụng DeFi. Đây có thể là một đồng stablecoin neo giá vào tiền điện tử như những gì DAI thực hiện và hoàn toàn khác với Tether (một đồng stablecoin neo giá vào tiền pháp định).

Tỷ lệ phân bổ Ampleforth

Tổng lượng AMPL được bán ra sau 3 lần là 16 triệu, với đợt ICO đầu tiên là 9,25 triệu AMPL ở mức giá 0,32 USD. Lần thứ là 1,65 triệu AMPL với mức giá 1,06 USD. Tiếp đến là IEO với 5 triệu AMPL ở giá 0,98 USD.

Tổng nguồn cung đã được tạo ra là 50 triệu. Theo đó tỷ lệ tương ứng là 23,2% cho hệ sinh thái, 18,5% cho các nhà đầu tư vòng Seed, 3,3% cho vòng Series A, 10% cho IEO, đội ngũ chiếm 25% và dự trữ là 20%.

Mua AMPL ở đâu?

Cách tốt nhất để mua được token này là trên các sàn giao dịch lớn. Tuy nhiên hiện những lựa chọn cho người dùng vẫn còn khá giới hạn. Các sàn hỗ trợ giao dịch AMPL gồm KuCoin và Bitfinex. Ngoài ra, phần lớn khối lượng giao dịch của đồng tiền này lại diễn ra ở sàn giao dịch phân quyền Uniswap.

Ví lưu trữ Ampleforth

Vì là chuẩn token ERC-20, Ampleforth được hỗ trợ bởi hầu hết các ví trên nền tảng Ethereum. Với các ví lạnh, người dùng có thể chọn Ledger, Trezor và Keepkey.

Một số ví trên web có thể lưu trữ AMPL bao gồm MyEtherWallet, Exodus Wallet, Coinomi và Trust Wallet.

Như vậy là Coin68 đã cùng anh em điểm qua những chi tiết chính nhất về token AMPL. Hi vọng là những thông tin trên có thể hỗ trợ anh em đưa ra những quyết định đầu tư thông thái. Lưu ý, bài viết này chỉ mang tính chất thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư.

-13/08/2020
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh và chính xác nhất về tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68