logo
  • Tin tức
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn
  • Nổi bật
  • Coin68 TV
  • Kiến Thức
  • E-Magazine
  • Góc nhìn

Amazon đăng kí bằng sáng chế cho hệ thống mã hóa PoW

-18/05/2019

Gã khổng lồ công nghệ Amazon vừa đăng kí bằng sáng chế về hệ thống mã hóa Proof-of-Work (PoW) với cơ chế giống những nền tảng Blockchain như Bitcoin.

Amazon đăng kí bằng sáng chế cho hệ thống mã hóa PoW
Amazon đăng kí bằng sáng chế cho hệ thống mã hóa PoW

Đăng kí lần đầu vào tháng 12 năm 2016 và được công nhận vào thứ Ba bởi Văn phòng Bản quyền và Thương hiệu Mỹ (USPTO), bằng sáng chế trên sẽ đề ra một mô hình cây Merkle để giải quyết những vấn đề liên quan đến PoW.

Cấu trúc cây Merkle sẽ cho phép xác thực các dữ liệu được gửi giữa các máy tính đồng thời là trên các mạng lưới ngang hàng như Blockchain sẽ được sử dụng để đảm bảo các khối thông tin sẽ không có gì sai lệch. Mô tuýp này đã được hình thành từ năm 1979.

Proof-of-Work, mặt khác, lại là một thuật toán được sử dụng để bảo vệ mạng lưới bằng cách yêu cầu những người tham gia dịch vụ phải “đóng góp”, thường là các hoạt động tương tác bằng máy tính để giải quyết những vấn đề về con số và toán học. Mạng lưới Blockchain của Bitcoin, ví dụ, sử dụng thuật toán PoW với các thao tác được thực hiện bởi các thợ đào.

Trong trường hợp này, Amazon cho biết, việc hình thành cây Merkle sẽ là công việc yêu cầu bởi các thuật toán.
Hồ sơ bằng sáng chế giải thích:

“Hệ thống PoW là nơi mà bên A (những khách hàng trên hệ thống) sẽ yêu cầu truy cập vào dữ liệu máy tính. Bên B (các nhà cung cấp dịch vụ) sẽ xác định các vấn đề được đưa ra bởi bên A. Một giải pháp cụ thể cho vấn đề sẽ được thực hiện và sẽ được gửi cho phía yêu cầu đề xuất.”

“Các vấn đề có thể bao gồm một tin nhắn hoặc là một manh mối, các manh mối này sẽ được mã hóa nếu muốn lấy thông tin cần thiết để đưa ra giải pháp cho vấn đề. Một mô hình cây Merkle sẽ được hình thành để giải quyết vấn đề được đề xuất.”

PoW có thể sẽ giúp phòng hờ trường hợp tấn công DoS và DDoS thường xảy ra với các mạng lưới máy tính. Amazon giải thích:

“Yêu cầu xác thực của PoW có thể giải quyết được những vụ tấn công DOS và DDOS bằng việc yêu cầu những đối tượng tham gia tấn công trên cần phải đưa ra những giải pháp theo cơ chế PoW, điều sẽ khiến hao tốn năng lực của máy tính đồng thời giảm thiểu khả năng tấn công hệ thống.”

Mặt khác, bằng sáng chế này cũng đề cập đến các “mã khóa”, “chữ kí kĩ thuật số” và “mã khóa chữ kí public”, bên cạnh những nội dung liên quan đến Blockchain và tiền điện tử. Tuy nhiên, bằng sáng chế không trực tiếp nói về Blockchain hay tiền điện tử.

Trong khi có những tin đồn về đồng tiền điện tử của Amazon, gã khổng lồ này đã có động thái rõ ràng cụ thể với lĩnh vực Blockchain. Đầu tháng này, chi nhánh thuật toán đám mây của họ, Amazon Web Service (AWS), đã hoạt động dịch vụ quản lí Blockchain cho các tổ chức kinh doanh lớn. Dịch vụ này đã phục vụ hệ thống mã nguồn mở Hyperledger Fabric, trong khi sự hỗ trợ cho mạng lưới của Ethereum đang trong quá trình chuẩn bị và có thể đi vào hoạt động trong cuối năm nay.

Theo CoinDesk

-18/05/2019
ads
logo-footer
Kết nối với chúng tôi
    Coin68 là cổng thông tin tiền mã hóa bằng tiếng Việt nhanh nhất và chính xác nhất, mang lại cho độc giả cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ công nghệ blockchain trên toàn cầu.
      Copyright © 2016 by Coin68